Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB khi Nhà nước thu hồ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ KHI THU hồi đất dự án KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II TỈNH HƯNG yên (Trang 66)

đất, xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Những năm qua, tỉnh Hưng Yên đã thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu tạo môi trường đầu tư thuận lợi, trong đó chú trọng phát triển các KCN tập trung tạo mặt bằng sẵn có với đầy đủ hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Sức lan toả của các KCN thúc đẩy tốc độ đô thị hoá nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại.

Thực hiện chủ trương “Quy hoạch KCN đi trước một bước”, sau 17 năm tái lập tỉnh (1997), đến nay, trên địa bàn tỉnh hiện có 13 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước với quy mô hơn 3.684 ha. Trong 13 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, đến nay, có 10 KCN với tổng diện tích 2.750 ha đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, gồm: KCN Phố Nối A, KCN Phố Nối B (chia thành hai khu là Dệt May Phố Nối, và KCN Thăng Long II), KCN Minh Đức, KCN Vĩnh Khúc (chia thành hai khu là KCN Agrimeco Tân Tạo, và KCN Lingking Park), KCN Minh Quang, KCN Bãi Sậy, KCN Ngọc Long, KCN Yên Mỹ II, KCN Dân Tiến, KCN Kim Động. Trong đó 08 KCN đã được chấp thuận đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 10 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7.270 tỷ đồng và 123 triệu USD. Còn hai KCN Bãi Sậy, và Dân Tiến chưa cấp Giấy chứng nhận đầu tư, và ba KCN: Thổ Hoàng, Lý Thường Kiệt, Tân Dân chưa lập quy hoạch chi tiết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

Bảng 4.1 Thống kê về tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB xây dựng các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên GPMB xây dựng các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Đơn vị tính: ha STT Khu công nghiệp Quy mô,

diện tích bDiồi thện tích ường, hđã đượỗ trc ợ

Diện tích đã

thu hồi Ghi chú

1 KCN Phố Nối A 594 450 450 Đang tiếp tục GPMB

2 KCN Phố Nối B:

2.1. KCN Dệt may Phố Nối 121,81 121,81 121,81 Hoàn thành thu hồi đất

2.2 KCN Thăng Long II 345,2 345,2 345,2 Hoàn thành thu hồi đất

3 KCN Minh Đức: 198 168 168 Đang tiếp tục GPMB

4 KCN Minh Quang 325,43 0 0 Chưa triển khai

5 KCN Vĩnh Khúc

5.1. KCN AGRIMECO Tân Tạo 196 0 0 Chưa triển khai

5.2. KCN Linking Park 185,25 0 0 Chưa triển khai

6 KCN Ngọc Long 149,3 0 0 Chưa triển khai

7 KCN Megastar (Yên Mỹ II) 230 0 0 Chủ đầu tư gặp khó khăn

trong huy động vốn.

8 KCN Kim Động 100 0 0 Chưa triển khai

9 KCN Dân Tiến 150 0 0 Chưa được chấp thuận

10 KCN Bãi Sậy 150 0 0 Chưa được chấp thuận

11 KCN Thổ Hoàng 400 0 0 Chưa lập quy hoạch chi tiết

12 Lý Thường Kiệt 300 0 0 Chưa lập quy hoạch chi tiết

13 KCN Tân Dân 200 0 0 Chưa lập quy hoạch chi tiết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

* KCN Phố Nối A được chấp thuận năm 2003, với quy mô 390 ha và đến năm 2009 được cho phép mở rộng thêm 204ha. Tổng diện tích quy hoạch là 594 ha. KCN Phố Nối A do Công ty quản lý khai thác KCN Phố Nối A làm chủ đầu tư với quy mô diện tích 594 ha, trong đó chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn đầu với quy mô diện tích 390 ha. Chủ đầu tư đã GPMB và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông nội bộ KCN, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện… trên phần diện tích trên 300 ha; còn trên 80 ha đang thực hiện các thủ tục đền bù GPMB. Giai đoạn mở rộng với quy mô 204,84 ha; chủđầu tưđã thực hiện đền bù GPMB cho 60 ha, trong đó đã hoàn thành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông nội bộ KCN, hệ thống cấp, thoát nước, cấp điện… cho khoảng 40 ha.

* KCN Phố Nối B được chấp thuận năm 2003 với quy mô 95 ha, năm 2006 được chấp thuận mở rộng thêm 155 ha. Năm 2007 được điều chỉnh mở rộng thêm 105 ha để tiếp nhận dự án KCN Thăng Long II, và năm 2011 chấp thuận mở rộng thêm 125,6 ha (để mở rộng KCN Thăng Long II). Hiện tại quy hoạch KCN này đã thành lập 02 KCN là KCN Dệt May Phố Nối với quy mô 121,81 ha và KCN Thăng Long II quy mô 345,2 ha. KCN Dệt May Phố Nối (thuộc KCN Phố Nối B):do Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Dệt may Phố Nối làm chủđầu tư với quy mô diện tích 121,84 ha, chia làm 2 giai đoạn:

KCN Dệt may Phố Nối: Giai đoạn I có quy mô diện tích 25,17 ha. Đến nay, chủ đầu tư đã hoàn thành GPMB, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật toàn bộ diện tích đất giai đoạn I, như: đường giao thông nội bộ KCN, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện…Giai đoạn II của có quy mô diện tích là 96,64 ha. Chủđầu tư đã hoàn thành đền bù GPMB cho toàn bộ diện tích đất giai đoạn II, trong đó đã san lắp mặt bằng và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông nội bộ KCN, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện …cho khoảng 15 ha, và đã bắt đầu tiếp nhận dự án đầu tư vào trong KCN.

KCN Thăng Long II: có quy mô diện tích 345,2 ha. Đã hoàn thành toàn bộ quá trình GPMB.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

* KCN Minh Đức được chấp thuận năm 2006 quy mô 200 ha. KCN Minh Đức do Công ty Cổ phần và Đầu tư phát triển hạ tầng VNT làm chủ đầu tư, đã

được UBND tỉnh Hưng Yên quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết và Ban Quản lý các KCN Hưng Yên cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2007 với quy mô diện tích 198 ha. Chủ đầu tư đã tiến hành chi trả tiền bồi thường GPMB cho diện tích 168 ha.

* KCN Vĩnh Khúcđược chấp thuận năm 2006 quy mô 200 ha, và được điều chỉnh lên thành 380 ha năm 2008. KCN Tân Tạo (Vĩnh Khúc) do Công ty cổ phần KCN cơ khí năng lượng AGRIMECO Tân Tạo làm chủ đầu tư. Năm 2008, KCN được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết với quy mô diện tích 196 ha và Ban Quản lý các KCN cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 908 tỷ đồng. Sau khi được phê duyệt quy hoạch chi tiết, Chủđầu tưđã lên phương án đền bù và đã có thông báo thu hồi đất, nhưng đến nay cũng chưa thực hiện được công tác đền bù GPMB. Nguyên nhân: Sau khi có thông báo thu hồi đất, cơ chế, chính sách về đền bù, GPMB thay đổi áp dụng theo quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009, nên chủ đầu tư phải lập lại phương án tổng thể đền bù, GPMB cho KCN. Đến đoạn 2011-2013: quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000- 2010 đã hết hiệu lực, nên phải tạm dừng thực hiện các thủ tục đền bù thu hồi đất chờ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, tỉnh Hưng Yên. Bên cạnh đó, vị trí thực hiện dự án nằm trên địa bàn huyện Văn Giang tiếp giáp với ngoại thành Hà Nội, và có khu đô thị Ecopark nên gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai đền bù, thu hồi đất.

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 62/NQ-CP về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) tỉnh Hưng Yên. UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 1756/QĐ-UBND về việc phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015), theo đó phân bổ chỉ tiêu đất xây dựng KCN cho huyện Văn Giang giai đoạn 2011- 2015 chỉ có 28,47 ha nên cũng khó khăn trong quá trình thực hiện. Năm 2014 KCN AGRIMECO Tân Tạo không nằm trong kế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 hoạch được chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, nên chưa thể tiếp tục triển khai thủ tục thu hồi đất theo quy định.

* KCN Minh Quang được chấp thuận năm 2007 quy mô 325 ha. KCN Minh Quang do Công ty cổ phần VID Hưng Yên làm chủ đầu tư. KCN, được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt quy hoạch chi tiết với quy mô diện tích 325,43 ha và Ban Quản lý các KCN cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN từ năm 2008, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 897 tỷ đồng. Đến nay, KCN chưa thực hiện GPMB, chủ đầu tư chưa được bàn giao đất để thực hiện dự án. Nguyên nhân: KCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết năm 2008, chủđầu tư đã triển khai các bước để thu hồi đất. Tuy nhiên, khi mới hoàn thành việc thống kê, kiểm đếm, chuẩn bị hoàn thành xây dựng phương án đền bù GPMB trình phê duyệt, thì Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009. Theo quy định mới, giá đất, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có sự thay đổi lớn so với trước đây. Nhà đầu tư phải dừng lại, chờ các văn bản hướng dẫn chi tiết để điều chỉnh lại thực hiện theo quy định mới. Đến giai đoạn 2011-2013: quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000-2010 đã hết hiệu lực, nên tỉnh Hưng Yên phải xây dựng và trình phê duyệt lại quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020. Ngày 23/5/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 62/NQ-CP về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) tỉnh Hưng Yên. UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 1756/QĐ-UBND về việc phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015), việc thu hồi đất cho các KCN mới có cơ sở khởi động lại. Tuy nhiên, tại Công văn số 62/TTg-KTN ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2014 của tỉnh Hưng Yên, KCN Minh Quang không nằm trong kế hoạch, nên chưa thể triển khai thủ tục thu hồi đất theo quy định.

* KCN Megastar (Yên Mỹ II) do Công ty Cổ phần Bất động sản Megastar làm chủ đầu tư với quy mô diện tích 230 ha. Năm 2009, KCN được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN với quy mô diện tích 167,5 ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61 Năm 2010, Ban Quản lý các KCN cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, với tổng vốn đầu tưđăng ký 895 tỷ đồng. Sau khi được phê duyệt quy hoạch chi tiết, Chủ đầu tưđã triển khai các bước để thu hồi đất và hoàn thành phương án đền bù GPMB trên phần diện tích 37,2 ha, nhưng đến nay cũng chưa hoàn thành thu hồi phần diện tích đất nêu trên để đầu tư xây dựng hạ tầng KCN. Nguyên nhân: Chủ đầu tư gặp khó khăn trong huy động vốn, đang phải thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp.

Năm 2014, KCN này được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng 37,3 ha, trong đó 34,46 ha đất trồng lúa tại Công văn số 62/TTg-KTN ngày 10/01/2014 để tiếp tục thực hiện thu hồi đất. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực từ 1/7/2014, theo đó các chính sách đến bù và thu hồi đất có sự thay đổi, nên còn phải chờ các quy định hướng dẫn chi tiết để làm căn cứ thực hiện.

* KCN Ngọc Long do Công ty Cổ phần đầu tư KCN PT làm chủđầu tư với quy mô 150 ha. Năm 2009, KCN được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết với quy mô diện tích 149,3 ha, và Ban Quản lý các KCN cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, với tổng vốn đầu tưđăng ký 704 tỷ đồng. Đến nay chưa có quyết định thu hồi đất, chưa thực hiện thủ tục đền bù GPMB. Nguyên nhân: giai đoạn đầu chủ đầu tư triển khai thực hiện các thủ tục để thống nhất với chính quyền địa phương và nhân dân địa phương về phương án thu hồi đất chậm, nên không kịp hoàn thành khi quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000-2010 tỉnh Hưng Yên còn hiệu lực. Sang năm 2011, cũng như các KCN khác, phải tạm dừng thực hiện các thủ tục đền bù thu hồi đất chờ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, tỉnh Hưng Yên được phê duyệt

* KCN Kim Động do Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK là chủđầu tư với quy mô 100 ha. Năm 2010, KCN được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết, và Ban Quản lý các KCN cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, với tổng vốn đầu tưđăng ký 539 tỷđồng. Sau khi được phê duyệt quy hoạch chi tiết, Chủ đầu tư đã triển khai các bước để thu hồi đất và đã xây dựng phương án đền bù GPMB trên phần diện tích 47 ha, nhưng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 đến nay chưa có quyết định thu hồi đất, chưa thực hiện bồi thường GPMB. Nguyên nhân: Khi xây dựng xong phương án đền bù GPMB trên phần diện tích 47 ha thì vào thời điểm quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000-2010 tỉnh Hưng Yên đã hết hiệu lực, nên phải tạm dừng thực hiện. Tại Công văn số 62/TTg- KTN ngày 10/01/2014, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng của KCN này là 100 ha, trong đó 84,69 ha đất trồng lúa. Tuy nhiên, cũng đang phải chờ các quy định hướng dẫn thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực từ 1/7/2014 để thực hiện.

Như vậy, trong tổng số 13 KCN của tỉnh Hưng Yên đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, mới chỉ 3 KCN hoàn việc bồi thường, hỗ trợ và GPMB. Song đây là những KCN có quy mô lớn, kết cầu hạ tầng được triển khai xây dựng đồng bộ, vì vậy đã thu hút số lượng lớn doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất.

Đến tháng 12/2014, trong các KCN của tỉnh có 239 dự án còn hiệu lực, trong đó 136 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 103 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tưđăng ký là 2.147 triệu USD 10.126 tỷđồng. Các dự án đầu tư trong các KCN tập trung của tỉnh chủ yếu trong những lĩnh vực: Sản xuất, gia công các sản phẩm điện, điện tử; sản xuất thép và các sản phẩm từ thép; cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác; sản xuất lắp ráp ô tô xe máy; sản xuất chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản; may mặc... Trong năm 2014, các dự án trong các KCN đã tạo ra doanh thu khoảng 4.000 triệu USD, xuất khẩu khoảng 1.600 triệu USD và nộp ngân sách nhà nước khoảng 2.000 tỷđồng, trong đó thu nội địa đạt khoảng 1.500 tỷđồng; giải quyết việc làm cho gần 35.000 lao động, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 5 triệu đồng/tháng. Với đầy đủ hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và vị trí đắc địa, các KCN tỉnh Hưng Yên có lợi thế và sức hấp dẫn lớn trong thu hút đầu tư, nhất là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Số lượng dự án đầu tư vào các

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ KHI THU hồi đất dự án KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II TỈNH HƯNG yên (Trang 66)