Bước 1: Sau khi có Thông báo số 38/TB-UBND ngày 02/02/2012 của UBND tỉnh Hưng Yên đã có về việc thu hồi đất tại các xã: Dị Sử, Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào để thực hiện dự án đầu tư mở rộng KCN Thăng Long II, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Mỹ Hào đã thành lập Hội đồng bồi thường GPMB huyện để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp; chỉ đạo các cơ quan liên quan tuyên truyền về Thông báo số 38 của UBND tỉnh về việc thu hồi đất trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất thu hồi.
Bước 2: Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện Mỹ Hào đã phối hợp với Trung tâm phát triển quỹđất, thuộc Sở TN&MT tiến hành lập, phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết GPMB.
Bước 3: Hội đồng bồi thường GPMB huyện cùng Trung tâm Phát triển quỹ đất và UBND xã Dị Sử tổ chức họp với các hộ dân có đất bị thu hồi; phát tờ khai
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 và thu tờ khai với các nội dung sau: Họ, tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất. Diện tích, loại đất (mục đích sử dụng đất), tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng (đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp), nguồn gốc, thời điểm đất được sử dụng theo mục đích hiện trạng, các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có, vị trí thửa đất (theo khu vực bảng giá đất hàng năm do UBND tỉnh công bố) kèm theo sơ họa vị trí, hình dạng kích thước thửa đất. Số lượng cây, loại cây, tuổi cây đối với cây lâu năm; số lượng mồ mả phải di dời. Số khẩu trong gia đình, số khẩu trong độ tuổi lao động, số khẩu trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nguyện vọng chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm.
Trường hợp người có đất trong phạm vi thu hồi vì lý do khách quan không dự họp được thì đại diện tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường GPMB phối hợp với đại diện UBND cấp xã hướng dẫn và phát tờ khai tại nơi cư trú. Trường hợp người sử dụng đất vắng nhà vì lý do khách quan thì UBND cấp xã thông báo rộng rãi trên đài truyền thanh xã 03 lần, nếu xác định được địa chỉ tạm trú của người có đất thì UBND cấp xã có văn bản gửi đến nơi tạm trú yêu cầu về địa phương thực hiện kê khai.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày UBND cấp xã có văn bản gửi đến người có đất bị thu hồi, nếu hộ gia đình, cá nhân đó vẫn không về địa phương kê khai hoặc không có địa chỉ tạm trú của người có đất và trường hợp cố tình không nhận tờ khai thì tổ chức được giao nhiệm vụ GPMB lập biên bản kê khai và có xác nhận của chính quyền cơ sở làm căn cứđể lập phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định.
Qua tổng hợp từ phiếu điều tra công tác thông tin, tuyên truyền về quyết định thu hồi đất; việc tổ chức các cuộc họp với người dân có đất bị thu hồi để kê khai diện tích, tài sản trên đất bị thu hồi đã được thực hiện rất tốt. Ngoài việc người dân biết thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng; thông tin qua bảng niêm yết công khai, người dân còn biết thông tin về thu hồi đất qua các kênh khác như trao đổi, trò chuyện (85% người được hỏi cho rằng, ngoài việc được biết về thu hồi đất qua thông tin đại chúng, qua các bảng niêm yết công khai, họ còn biết qua trò chuyện, trao đổi giữa các hộ gia đình trong thôn, xã về chủ trương thu hồi đất). Kết quảđược thể hiện trong bảng sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75
Bảng 4.4: Ý kiến của người bị thu hồi đất về việc tiếp nhận thông tin về quyết định thu hồi đất; việc tham dự các cuộc họp để kê khai
về nhân khẩu, diện tích, tài sản trên đất bị thu hồi
STT Nội dung Số người biết thông tin về thu hồi đất qua các
kênh thông tin
Số lượng Tỷ lệ % 1 Số người biết thông tin về thu hồi đất qua
phương tiện thông tin đại chúng
100 100
2 Số người biết thông tin về thu hồi đất qua bảng niêm yết tại nhà văn hóa xã, thôn
100 100 3 Số người đã tham dự các cuộc họp để kê khai
nhân khẩu, diện tích, tài sản trên đất bị thu hồi
97 97
4 Số người biết thông tin về thu hồi đất qua các kênh khác
85 85
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Bước 4: Sau khi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi nộp tờ kê khai, Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh, Hội đồng bồi thường GPMB huyện Mỹ Hào và các đơn vị liên quan đã phối hợp với UBND xã Dị Sử, UBND xã Phùng Chí Kiên tiến hành lập biên bản kiểm tra, xác minh các số liệu theo tờ khai của các tổ chức, hộ gia đình có đất bị thu hồi.
Bước 5: Căn cứ tờ khai của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi, Công an xã Dị Sử và xã Phùng Chí Kiên tiến hành xác minh hộ khẩu, nhân khẩu để góp phần đảm bảo quá trình bồi thường, hỗ trợ chính xác.
Bước 6: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Mỹ Hào và Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh lập phương án bồi thường, hỗ trợ, nội dung gồm: tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất; diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số người được hưởng trợ cấp xã hội; số tiền bồi thường, hỗ trợ; việc di dời mồ mả. Đã tổ chức niêm yết công khai về phương án bồi thường, hỗ trợđể lấy ý kiến người dân bị thu hồi đất. Sau khi tiếp thu ý kiến nhân dân, Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh và Hội đồng bồi thường, GPMB huyện Mỹ Hào đã phối hợp với UBND các xã lập báo cáo về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 kết quả họp với hộ dân có đất bị thu hồi về phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ đất đai, hoa màu khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án KCN Thăng Long II tỉnh Hưng Yên.
Hộp 4.2: Ý kiến của người dân có đất bị thu hồi đất về việc tổ chức niêm yết công khai về phương án bồi thường, hỗ trợ
“Địa phương đã tổ chức niêm yết công khai phương án đền bù, hỗ trợ đối với nhân dân trong thôn tại Nhà văn hóa của thôn Tháp. Ngoài ra các thôn khác như thôn Rừng, thôn Bưởi cũng làm như vậy. Xã Phùng Chí Kiên cũng làm như vậy”
(Ông Lưu Đức Thắng, thôn Tháp, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào)
Bảng 4.5: Kết quả giải quyết những vướng mắc trong quá trình thu hồi đất
STT Nội dung Xã Dị Sử Xã Phùng Chí Kiên Số lượng (hộ) Tỷ lệ % Số lượng (hộ) Tỷ lệ %
1 Số hộ có vướng mắc trong quá
trình thu hồi đất 68/503 13,5 10/426 2,3 2 Số hộ đã được giải quyết
những vướng mắc 68/68 100 10/10 100 3 án Số hđã ộđượđồng tình vc giải quyếớt i phương 68/68 100 10/10 100
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo)
Kết quả tổng hợp từ bảng 4.5 cho thấy, trong tổng số 929 hộ gia đình ở hai xã có đất bị thu hồi, có 78 hộ có vướng mắc trong quá trình thu hồi đất, chiếm 8,39% trong tổng số hộ gia đình có đất bị thu hồi. Trong đó xã Dị Sử có 68 hộ có vướng mắc, chiếm tỷ lệ 13,5%; xã Phùng Chí Kiên có 10 hộ, chiếm tỷ lệ 2,3%. Tuy nhiên, toàn bộ các hộ gia đình có vướng mắc đã được giải quyết thỏa đáng, thể hiện ở số lượng 78/78 hộ gia đình (100%) đã đồng tình với phương án mà các địa phương và đơn vị chức năng đã giải quyết.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 Bảng 4.6: Kết quả họp dân lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất STT Nội dung Xã Dị Sử Xã Phùng Chí Kiên Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Số hộ đồng tình với phương án bồi thường, hỗ trợ/tổng số hộ dân có đất bị thu hồi 503 100 426 100 2 Số hộ đồng tình với mức đền bù cây cối, hoa màu/tổng số hộ có cây cối hoa màu trên đất bị thu hồi 9 100 3 Số hộ có mồ mả trên đất bị thu hồi đồng tình với phương án bồi thường, hỗ trợ/tổng số hộ có mồ mả trên đất bị thu hồi 138 100 35 100
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo
Kết quả tổng hợp ở bảng 4.6 cho thấy toàn bộ các hộ gia đình ở cả hai xã đều đồng tình với các phương án bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp; đồng tình với mức đền bù cây cối hoa màu; đồng tình với phương án bồi thường, hỗ trợ di chuyển mồ mả.
Bước 7: Trung tâm phát triển quỹđất tỉnh và Hội đồng bồi thường, GPMB huyện Mỹ Hào đã phối hợp với UBND các xã hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ gửi Phòng TN&MT huyện Mỹ Hào để thẩm định.
Bước 8: Căn cứ vào phương án bồi thường, hỗ trợ và bản tổng hợp ý kiến đóng góp của người dân có đất bị thu hồi, Phòng TN&MT huyện Mỹ Hào đã tiến hành thẩm định phương án, đồng thời tham mưu giúp UBND huyện Mỹ Hào dự thảo các quyết định thu hồi đất đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở hai xã Dị Sử và Phùng Chí Kiên.
Bước 9: Ra quyết định thu hồi đất. Phòng TN&MT chuẩn bị hồ sơ trình UBND huyện ra quyết định thu hồi đất hộ gia đình, cá nhân, đất nông nghiệp thuộc quỹđất công ích của xã Dị Sử và Phùng Chí Kiên. Sở TN&MT chuẩn bị hồ sơ trình UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất, giao đất cho chủ đầu tư để thực hiện dự án (không quá 05 ngày sau khi có quyết định thu hồi của hộ gia đình, cá nhân).
Bước 10: Công bố công khai phương án bồi thường, hỗ trợ. Sau khi có quyết định thu hồi và giao đất của UBND tỉnh, UBND huyện đã có Quyết định
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 số 2361/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 và Quyết định số 3340/QĐ-UBND ngày 24/12/2012 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại xã Dị Sử và Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào để thực hiện dự án đầu tư mở rộng KCN Thăng Long II.
Bước 11: Niêm yết phương án đã được phê duyệt, hẹn ngày chi trả tiền.Hội đồng bồi thường GPMB huyện Mỹ Hào và Trung tâm phát triển quỹđất tỉnh phối hợp với UBND cấp xã niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt khu dân cư có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi; nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ; thời gian địa điểm chi trả tiền và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường GPMB.
Bước 12: Chi trả tiền cho hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi. Chủđầu tư có trách nhiệm phối hợp cùng với UBND cấp xã và các đơn vị làm nhiệm vụ bồi thường GPMB thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất.
Bước 13: Bàn giao đất cho cơ quan làm nhiệm vụ GPMB: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường GPMB thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ xong cho người bị thu hồi đất. Người bị thu hồi đất có trách nhiệm bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường GPMB.