Hình thức sử dụng kênh truyền thông trong giao tiếp

Một phần của tài liệu giao tiếp và ứng xử trong công sở hành chính nhà nước, thực tiễn tại ủy ban nhân dân xã tịnh thới – thành phố cao lãnh – tỉnh đồng tháp (Trang 44)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.3.Hình thức sử dụng kênh truyền thông trong giao tiếp

văn bản, giao tiếp không lời,…)

Câu 3:

Hình thức giao tiếp thường sử dụng ở cơ quan SL Tỷ lệ %

Giao tiếp trực diện (mặt đối mặt) 3 16,7

Giao tiếp không trực diện (điện thoại, thư điện tử, báo cáo bằng văn bản)

Cả 2 hình thức trên 15 83,3

Khác (ghi rõ)

- Theo tiêu chí về tính chất tiếp xúc: Có giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp (thông qua văn bản, điện thoại và các phương tiện lưu giữ và truyền tin khác)

+ Giao tiếp trực tiếp: mặt đối mặt, là loại giao tiếp các chủ thể trực tiếp gặp gỡ, trao đổi thông tin với nhau.

Có thể sử dụng các phương tiện ngôn từ và phi ngôn ngữ như ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, trang phục…

Có thể nhanh chóng nắm bắt được ý kiến, tâm tư của người đối thoại.

+ Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp bị hạn chế về mặt không gian như qua điện thoại, thư tín, phương tiện thông tin…

- Theo tiêu chí và đặc điểm các chủ thể của quá trình giao tiếp: Có giao tiếp công vụ, giao tiếp doanh nghiệp, giao tiếp gia đình…

- Theo tiêu chí về kênh (hình thức) có giao tiếp bằng ngôn từ và phi ngôn từ. - Theo tiêu chí mục tiêu giao tiếp: Có giao tiếp để biết, giao tiếp để hiểu, giao tiếp hướng tới hành động và giao tiếp để hướng tới sự cộng tác.

- Theo tiêu chí về phạm vi của giao tiếp có giao tiếp nội bộ và giao tiếp bên ngoài. Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ mang tính hoàn chỉnh nhất, trọn vẹn nhất.

Văn bản là tên gọi chỉ những tài liệu, bài viết được in ấn, lưu hành hang ngày trong giao tiếp (một bài báo, một công văn, một tập tài liệu, một quyết định,…).

Ủy ban nhân dân xã là cơ quan hành chính ở địa phương nên hoạt động giao tiếp là sự kết hợp của tất cả các hình thức nêu trên nó không đơn thuần và độc lập về một hình thức nào do nhu cầu, tính chất, đặc điểm, mục tiêu và phạm vi đòi hỏi phải có từng hình thức giao tiếp cho phù hợp như: thông qua văn bản, điện thoại và các phương tiện lưu giữ và truyền tin khác, mặt đối mặt, có giao tiếp bằng ngôn từ và phi ngôn từ, Có giao tiếp để biết, giao tiếp để hiểu, giao tiếp hướng tới hành động và giao tiếp để hướng tới sự cộng tác, giao tiếp nội bộ và giao tiếp bên ngoài. Vì vậy hoạt động giao tiếp ở UBND là sự kết hợp tất cả các hình thức giao tiếp, có 83,3% cho rằng hình thức giao tiếp thường sử dụng ở cơ quan là cả giao tiếp trực diện và không trực diện.

Một phần của tài liệu giao tiếp và ứng xử trong công sở hành chính nhà nước, thực tiễn tại ủy ban nhân dân xã tịnh thới – thành phố cao lãnh – tỉnh đồng tháp (Trang 44)