5. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Giao tiếp với nhân dân
Những điều cần lưu ý khi giao tiếp với nhân dân:
- Tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân
- Lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến việc giải quyết công việc.
- Không quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi giải quyết các công việc của nhân dân.
- Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết công việc của dân. - Tôn trọng và giữ đúng lịch hẹn tiếp dân.
- Tác phong làm việc phải gần gũi, thái độ, hành vi, trang phục và ngôn ngữ phải nghiêm túc, văn minh, lịch sự, nhã nhặn.
Trong mối quan hệ giao tiếp mà bên được phục vụ là người dân, còn công chức với tâm lý là không được hưởng lợi từ việc phục vụ đó nên dẫn tới không chú ý đến việc nâng cao hiệu quả giao tiếp, đây là tâm lý chung cần phải khắc phục và thay đổi tư tưởng của người cán bộ, công chức.
Mỗi cán bộ, công chức, viên chức cũng cần nhận thức được công việc của mình là phục vụ công dân và tổ chức như “khách hàng” của mình. Giao tiếp với công dân và tổ chức là yếu tố quan trọng để xây dựng và phát triển văn hóa công sở, đồng thời thông qua giao tiếp, mỗi công chức tự hoàn thiện và trao dồi về nhân cách, phẩm chất đạo đức và tự nâng cao uy tín và hình ảnh của mình.
Sau khi thảo luận nhóm lấy ý kiến người dân, thì Tôi đã thu được kết quả như sau: - Trung bình khoảng 9, 13 số lần mỗi người dân đến UBND xã trong năm 2014. Cho thấy nhu cầu đến với UBND của người dân là rất lớn và quan trọng.
- Mục đích của những lần đến UBND (Chứng giấy tờ, khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, đổi, đăng ký lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhận tiền hổ trợ đất nông nghiệp, lĩnh tiền thương binh liệt sĩ, gởi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp…)
- Mức độ hài lòng sau những lần đến UNBD (Rất không hài lòng, không hài lòng, bình thường, hài lòng và rất hài lòng)
Lý do: cũng được giải đáp những thắc mắc khi hỏi, hướng dẫn các thủ tục rõ, cũng có vui vẻ khi tiếp đón mình, hòa nhã, cởi mở.
2: bình thường
Có đôi khì nhìn mặt của một vài cán bộ không được vui, nhiều khi hỏi nhưng họ trả lời cũng không nhiệt tình nên thành ra cũng không thấy hài lòng nhưng nhìn chung cũng được.
Hỏi:
Thái độ giao tiếp, hướng dẫn giải quyết công việc của CBCC với Ông/Bà ở tại UBND xã Tịnh Thới như thế nào?
Trả lời:
- Khi mình đến không biết, hỏi thì mấy người cán bộ họ cũng hướng dẫn, trả lời, cũng chi tiết
- Tôi thấy nhiều khi không phải vậy, đôi khi mình không biết nó chỉ đi tùm lum phòng quay lại hỏi nó thì sợ nó la nên đành tìm một người khác hỏi.
Kể một trường hợp cụ thể liên quan đến việc giao tiếp trong việc giải quyết công việc của Ông/Bà khi đến UBND xã?
- “Có một lần tôi đến chứng giấy tờ, cán bộ nhận hồ sơ của tôi và mời tôi ngôi ghế đợi và giải quyết hồ sơ khá nhanh chóng cho tôi”; “Khi tôi đến UBND xã chứng giấy tờ trong hồ sơ xin việc làm thì cán bộ xã rất nhiệt tình nhận hồ sơ với nét mặt vui vẽ và nói chị vui lòng ngồi ghế đợi lãnh đạo ký xong em gọi tên”; Tôi đến UBND xã đăng ký kết hôn thì được cán bộ tư pháp hướng dẫn nhiệt tình và làm thủ tục đăng ký kết hôn cho tôi”; “Một lần cơ quan yêu cầu địa phương xác nhận vào hồ sơ CBCC của tôi là người của địa phương do tôi làm ở địa phương khác, nhưng trong mẫu hồ sơ không có chổ cho địa phương xác nhận nên bộ phận một cửa của xã tôi không chịu nhận hồ sơ với lý do là trong mẫu hồ sơ không có chổ để địa phương xác nhận. Tôi rất bức xúc và gặp lãnh đạo UBND xã yêu cầu giải quyết cho tôi” .
Hỏi:
Ông/Bà nhận xét như thế nào về tác phong (đồng phục, bảng tên,….) của CBCC tại UBND xã?
Trả lời:
- Ăn mặc nghiêm chỉnh, có bảng tên đeo lịch sự, đầu tóc cũng gọng gàng. - Thấy họ cũng có chơi game, trong lúc làm đó.
- Ngồi làm việc cũng tương đôi nghiêm chỉnh.
Theo Ông/Bà CBCC nên làm gì để giao tiếp có hiệu quả hơn với người dân? - Cán bộ nên đi xuống dự họp tiếp dân để lắng nghe người dân nhiều hơn. - Nên kỷ luật những cán bộ có thái độ cáu gắt với dân.
Qua quá trình thảo luận và lấy ý kiến của người dân ở xã Tịnh Thới, thì cũng có nhiều ý kiến đóng góp về hình thức xử lý và kỹ luật những cán bộ, công chức vi phạm như: “Nhắc nhở, nêu ra trước cuộc họp rút kinh nghiệm, khiển trách hoặc cảnh cáo nếu vi phạm lần đầu,trường hợp không biết sửa sai và tiếp tục vi phạm thì luân chuyển vị trí hoặc cho thôi việc. Đây là những ý kiến mang tính chất định tính những cũng thể hiện phần nào mức độ quan tâm của người dân về văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức và có những ý kiến đóng góp về hình thức kỹ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm và người dân mong muốn những CBCC ở địa phương mình có ứng xử về văn hóa giao tiếp tốt hơn đối với nhân dân, hoàn thiện hơn về đạo đức, đem lại hiệu quả công việc, đáp ứng nhu cầu thực tế của dân
Câu 6:
Những điều cần lưu ý đối với CBCC trong quá trình giao tiếp với người dân.
SL Tỷ lệ %
Chào hỏi, mời ngồi, tôn trọng, lắng nghe người dân khi đến cơ quan cần giúp đỡ
Phải duy trì sự nhiệt tình, vui vẻ trong suốt thời gian giao tiếp với đồng nghiệp, người dân
Không tỏ thái độ xem thường hay bất cần
Tất cả phương án trên 18 100
Tất cả CBCC đều ý thức được rằng những điều nào cần thiết và cần lưu ý trong quá trình giao tiếp với người dân như là: Chào hỏi, mời ngồi, tôn trọng, lắng nghe người dân khi họ đến cơ quan cần giúp đỡ; Duy trì sự nhiệt tình, vui vẻ trong suốt thời gian giao tiếp với đồng nghiệp và người dân, đây là những nhận định trên giấy tờ và những ý thức khi được hỏi đến, nhưng khi thực hiện trong thực tế thì khó mà có thể thực hiện được tốt mọi điều. Đúng vậy hàng ngày mọi người chúng ta cũng như những cán bộ, công chức phải đối mặt, tiếp xúc với rất nhiều việc và rất nhiều người trong cuộc sống nên không tránh khỏi những điều phiền não, bức xúc, mệt mõi và căng thẳng nhưng phải biết bình tỉnh giải quyết và kiềm chế cảm xúc của mình tránh để ảnh hưởng đến những người không liên quan; Không tỏ thái độ xem thường hay bất cần đây cũng là điều rất cần thiết trong giao tiếp thể hiện sự quan tâm đối với người khác.