Giao tiếp và ứng xử

Một phần của tài liệu giao tiếp và ứng xử trong công sở hành chính nhà nước, thực tiễn tại ủy ban nhân dân xã tịnh thới – thành phố cao lãnh – tỉnh đồng tháp (Trang 30)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.3.Giao tiếp và ứng xử

Giao tiếp trong công sở là quá trình trao đổi thông tin, suy nghỉ và bày tỏ tình cảm giữa các thành viên trong cơ quan với nhau hoặc giữa cán bộ, công chức với tổ chức và công dân nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định trong quản lý hành chính. Thông qua giao tiếp, các chủ thể có được các thông tin cần thiết để quyết định công việc của mình.19

Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các quy định về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật. Trong giao tiếp ứng xử phải có thái độ lịch sự tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt.20

Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc.

Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.

Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác.

+ Lời chào: Lời chào nơi công sở tạo nên một môi trường làm việc hàng ngày thoải, vui vẻ giúp cho mọi người hiểu nhau hơn, nâng cao tinh thần tập thể, tinh thần cộng tác trong công sở. Hãy tích cực chào mọi người với tất cả tấm lòng không phân biệt thứ bậc, không mang tính xã giao và phải lịch sự.

19 Tạp chí quản lý Nhà nước – số 149 (6-2008) TS Nguyễn Thị Thu Vân về “văn hóa công sở và giải pháp xây dựng văn hóa công sở”

20 Điều 8, Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước – Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2-8-2007 của Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước

+ Cách nói chuyện: Thường xuyên dùng từ biểu lộ tình cảm như: Xin mời, xin lỗi, cảm ơn, xin phép. Sử dụng từ ngữ khiêm tốn, chân thành, lịch sự, lễ phép, dễ hiểu. Miệng luôn tươi cười.

Thái độ lịch sự, hòa nhã, văn minh: Khi giao dịch trực tiếp, bằng văn bản hoặc qua phương tiện thông tin (điện thoại, thư tín, qua mạng…) phải đảm bảo thông tin trao đổi đúng nội dung công việc.

Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột.

Một phần của tài liệu giao tiếp và ứng xử trong công sở hành chính nhà nước, thực tiễn tại ủy ban nhân dân xã tịnh thới – thành phố cao lãnh – tỉnh đồng tháp (Trang 30)