Thực tiển về văn bản luật ở địa phương điều chỉnh về văn hóa giao tiếp

Một phần của tài liệu giao tiếp và ứng xử trong công sở hành chính nhà nước, thực tiễn tại ủy ban nhân dân xã tịnh thới – thành phố cao lãnh – tỉnh đồng tháp (Trang 31)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.4.Thực tiển về văn bản luật ở địa phương điều chỉnh về văn hóa giao tiếp

tiếp và ứng xử

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống văn bản ở địa phương, thì hiện tại có một vài văn bản ở cấp tỉnh ban hành điểu chỉnh vấn đề văn hóa giao tiếp và ứng xử của CBCC, viên chức ở địa phương như: Chỉ thị số 25/CT-UBND, ngày 9 tháng 8 năm 2007, về việc nâng cao văn hóa công sở và văn hóa giao tiếp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chỉ thị của UBND tỉnh Đồng Tháp, triển khai thực hiện dựa trên Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của các bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cũng như thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nâng cao văn hóa giao tiếp của đội ngũ cán bộ, công chức như sau:

- Trong giao tiếp tại công sở và với công dân, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, hòa nhã, văn minh. Khi giao dịch trực tiếp, hoặc bằng văn bản hành chính, hay qua các phương tiện thông tin phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt. Thực hiện nghiêm chế độ phát ngôn tại cơ quan hành chính Nhà nước.21

- Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc.

Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực thi nhiệm vụ.22

Tiếp theo đó là Công văn số 226/UBND-NC, ngày 9/7/2013 về việc tiếp tục nâng cao văn hóa công sở, văn hóa giao tiếp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Trong thời gian qua, hầu hết cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Tỉnh đã nêu cao vai trò trách nhiệm, thực hiện tốt quy định về văn hóa công sở, sử dụng hiệu quả thời gian làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đề cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, ý thức kỷ luật chưa cao, văn hóa giao tiếp, ứng xử chưa chú trọng… làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng công tác và tác phong, uy tín của cán bộ, công chức, viên chức.

Để tiếp tục nâng cao văn hóa công sở, văn hóa giao tiếp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Công văn chủ yếu tập trung thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 25/CT-UBND, ngày 9 tháng 8 năm 2007, về việc nâng cao văn hóa công sở và văn hóa giao tiếp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của UBND tỉnh Đồng Thápvà một số chỉ thị khác có liên quan. Trong nội dung của công văn cũng quan tâm đến vấn đề: Tiếp tục thực hiện tốt văn hóa giao tiếp và ứng xử với nhân dân; cán bộ công chức, viên chức phải tôn trọng, khiêm tốn, tận tình, chu đáo, lắng nghe ý kiến của nhân dân, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân.23

Từ thực tế cho thấy vấn đề về văn hóa giao tiếp - ứng xử của CBCC ở địa phương đã được sự quan tâm của các ngành, các cấp trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp. Tiếp theo tin thần đó thì tác giả chọn một địa phương cụ thể tiến hành làm phiếu khảo sát để tìm hiểu thực trạng vấn đề về văn hóa giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức hiện tại có thực hiện và quán triệt tinh thần của chỉ thị và công văn của tỉnh đề ra như thế nào, để từ đó có cái nhìn tổng thể hơn văn hóa giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương.

2.2. Thực trạng công sở 2.2.1. Vị trí địa lý

Phía Đông giáp huyện Cao Lãnh

Phía Tây giáp Phường 6 – Tp Cao Lãnh Phía Nam giáp huyện Lấp Vò

Phía Bắc giáp Phường 3 – Tp Cao Lãnh

22 Điểm 2, chỉ thị số 25/CT-UBND, ngày 9/8/2007 của UBND tỉnh Đồng Tháp. 23 Điểm 5, công văn số 226/UBND-NC ngày 9/7/2013 của UBND tỉnh Đồng Tháp.

2.2.2. Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông nông thôn gần như đã hoàn thiện

- Nước sạch chiếm khoảng 80% hộ trong xã có nước sạch sinh hoạt - Điện ánh sáng sinh hoạt 100% hộ gia đình trong xã có điện hạ thế sử dụng - Điện chiếu sáng có khoảng hơn 80% tuyến đường nông thôn đã có hệ thống đèn điện chiếu sáng

2.2.3. Kinh tế, xã hội

Toàn xã Tịnh Thới có 6 ấp với 2.743 hộ, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông và phi nông nghiệp. Do xã Tịnh Thới là xã ngoại ô ven thành phố Cao Lãnh thuận tiện cho việc giao lưu mua bán trao đổi hàng hóa nên các loại ngành nghề cũng khá đa dạng và phát triển như sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ

 Kinh tế: - Nông nghiệp:

+ Tổng diện tích xuống giống lúa Đông xuân là 539,01 ha, năng suất bình quân đạt 8 - 8,5 tấn/ha, sản lượng ước đạt 22 tỷ 100 triệu.

+ Thu hoạch vụ mè diện tích 536 ha, còn lại là các loại hoa màu khác năng suất bình quân 1.4 – 1.5 tấn/ha, sản lượng ước đạt 35 tỷ đồng.

+ Tổng diện tích vườn là 593,49 ha, chủ yếu xoài và cây có muối, sản lượng ước đạt 44 tỷ đồng.

+ Diện tích nuôi trồng thủy sản 24,13 ha, chủ yếu là nuôi cá tra, cá điêu hồng, cá rô và cá lóc, sản lượng ước đạt 28 tỷ đồng.

+ Tổng đàn gia súc 2.442 con, gia cầm 4.281 con, doanh thu ước đạt 6,5 tỷ đồng.

Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp 6 tháng đầu năm ước đạt 135 tỷ 500 triệu đồng.

- Tiểu thủ công nghiệp: + Tổng số có 14 cơ sở - Thương mại – dịch vụ:

+ Tổng số có 81 cơ sở hoạt động ổn định

 Văn hóa – xã hội: - Giáo dục – đào tạo:

+ Số trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục Mầm non đạt tỷ lệ 100% + Số học sinh hoàn thành chương trình giáo dục Tiểu học tại 03 điểm trường đạt 100%

+ Số học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở đạt 100% - Chính sách xã hội:

+ Tiếp tục thực hiện tốt việc chăm sóc, thăm và tặng quà gia đình chính sách, gia đình nghèo đảm bảo kịp thời đúng đối tượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thăm và tặng quà cho gia đình chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán và ngày thương binh liệt sĩ.

- Công tác chăm sóc sức khỏe

+ Xã hội hóa y tế cho người nghèo được 900 suất

+ Vận động hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế được 533 người/ 698 người - Văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao:

+ Tổ chức văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao và giao lưu đờn ca tài tử Mừng Đảng, Mừng Xuân.24

2.2.4. Cơ cấu tổ chức

UBND xã Tịnh Thới có chủ tịch và các phó chủ tịch do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc UBND xã Tịnh Thới do chủ tịch ủy ban nhân dân quy định.

Hiện nay ủy ban có 25 cán bô, công chức trong biên chế của cơ quan, còn lại là hợp đồng, hầu hết các cán bộ đều có trình độ Đại học chuyên ngành và nhiều công chức được đào tạo với trình độ cao Đẳng, trung học chuyên nghiệp

Chức năng của từng ban:

- Văn phòng: là ban tham mưu và giúp việc cho lãnh đạo ủy ban nhân dân xã trong xây dựng, là ban thông tin tổng hợp hoạt động của ủy ban, triển khai thực hiện ngân sách, kế hoạch đầu tư và trực tiếp triển khai công tác hành chính của Ủy ban. Vừa phụ trách công tác tổ chức cán bộ, văn thư lưu trữ, công tác bảo vệ quản lý cơ sở vật chất, phục vụ mọi hoạt động của Ủy ban.

- Ban địa chính – xây dựng: là ban có chức năng quản lý quyền sử dụng đất đai, chuyển nhượng thế chấp, tặng quyền sở hữu đất… và cấp giấy phép xây dựng hoặc giải phóng mặt bằng.

- Ban tư pháp: là ban có chức năng kiểm tra, xử lý các công văn của ủy ban. - Kế toán – tài chính: là ban tham mưu và giúp việc cho lãnh đạo, Ủy ban tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê và tài chính của Ủy ban theo điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước và các quy định về kế toán tài chính của UBND.

- Ban chỉ huy quân sự: là ban có chức năng nhận công văn, báo cáo của Đảng ủy, Huyện ủy về công tác quân sự.

- Ban công an: là ban có chức năng đảm bảo trật tự an ninh trong tổ, ấp, phường, xã.

24 Báo cáo số 05/BC-UBND Tịnh Thới, ngày 09 tháng 06 năm 2014 về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và chương trình cộng tác 6 tháng cuối năm 2014.

- Thuế thương nghiệp: là ban có chức năng ban hành luật thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh nhỏ trên địa bàn xã.

- Ban văn hóa thông tin: là ban có công tác tuyên truyền những chủ trương, chính sách về văn hóa. Và góp phần xây dựng nếp sống văn minh – văn hóa cho người dân.25

2.3. THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ TẠI UBND XÃ TỊNH THỚI, THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Nhờ sự giúp đở tận tình của chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài, chấp nhận trả lời phiếu khảo sát và cử đại diện địa phương mời người dân tham gia thảo luận nhóm lấy ý kiến. Công việc thực hiện được tiến hành như sau: tổng số phiếu 20 phiếu dành cho phỏng vấn cán bộ, công chức của xã, kết quả thu về thì có 18 phiếu hợp lệ, 2 phiếu không hợp lệ. Chọn, mời 8 người dân của ấp Tịnh Đông xã Tịnh Thới để tiến hành tham gia buổi thảo luận nhóm và 2 người điều hành là tác giả và một người hổ trợ giúp ghi chép lại thông tin của người dân.

Kết quả khảo sát:

Về độ tuổi của CBCC giao động tử 23 đến 45 tuổi nhìn chung về độ tuổi thì đội ngũ CBCC của xã vẫn là đội ngũ trẻ, năng động, giàu nhiệt huyết với công việc, nhưng đây cũng là đội ngũ cần được bổ sung kiến thức về chuyên môn và trao dồi nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp - ứng xử, thực hành đạo đức công vụ để xây dựng hình ảnh cán bộ, công chức, viên chức thân thiện khi tiếp công dân.

Giới tính: Nam giới chiếm tỷ lệ 55%, nữ giới chiếm tỷ lệ 45%. Nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới trong cơ quan, đây cũng là tỷ lệ tương đối cân bằng và hợp lý. Khi cơ quan có những hoạt động gì cần đến sức và sự quyết đoán thì nam giới tham gia, giúp đỡ sẽ dễ dàng hơn nhưng đôi lúc có những trường hợp cần sự khéo léo trong ứng xử và giao tiếp để giải quyết công việc thì vai trò của nữ giới trong cơ quan cũng đem lại hiệu quả cao. Đó là một điểm cần quan tâm trong một cơ quan cần có sự cân bằng về giới để hổ trợ, giúp đỡ nhau trong công việc, cũng như thi hành công vụ tại cơ quan hành chính.

Chức vụ: Bảng hỏi được gửi cho nhiều đối tượng, ở nhiều bộ phận khác nhau để đảm bảo tính khách quan của đề tài nhưng chủ yếu là công chức, viên chức và một số cán bộ là trưởng đầu ngành bên khối Đoàn thể là những người thường xuyên giao tiếp trục tiếp với người dân và các đơn vị khác.

Thâm niên công tác: Đa phần là những CBCC có kinh nghiệm trong công tác thời gian là từ 3 năm đến 10 năm trở lên đây là khoảng thời gian đủ để một CBCC có cái nhìn và đánh giá đúng tầm quan trọng của giao tiếp trong công sở, từ đó mà họ có sự điều chỉnh về văn hóa giao tiếp của chính bản thân cũng như của những đồng nghiệp về giao tiếp, hành vi ứng xử đối với cấp trên, đồng nghiệp và với người dân nơi công sở.

Câu 1:

Hiểu biết về giao tiếp SL Tỷ lệ %

Là cuộc nói chuyện giữa hai hay nhiều người với nhau 2 11,1

Là sự truyền đạt, trao đổi thông tin 5 27,8

Là quá trình tác động qua lại giữa các bên tham gia 3 16,7

Tất cả phương án trên 8 44,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua số liệu trên cho thấy có nhiều ý kiến khác nhau thể hiện sự hiểu biết về giao tiếp có 11,1% hiểu giao tiếp là cuộc nói chuyện giữa hai hay nhiều người với nhau; 27,8% giao tiếp là sự truyền đạt, trao đổi thông tin; 16,7% cho rằng giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa các bên tham gia; 44,4% nhận định giao tiếp là tập hợp các hành vi như: cuộc nói chuyện giữa hai hay nhiều người với nhau, sự truyền đạt, trao đổi thông tin, quá trình tác động qua lại giữa các bên tham gia. Đa số cán bộ, công chức của xã cũng hiểu giao tiếp được thể hiện thông qua nhiều hành vi khác nhau, nên để hiểu và nói về giao tiếp thì không chỉ có một mà phải là một số hành vi kết hợp thì mới đảm bảo cho quá trình giao tiếp thành công.

Câu 7: Những việc nên và không nên làm của CBCC khi giao tiếp.

Khi được hỏi về những điều nên làm và không nên làm của CBCC khi làm việc tại cơ quan. Hầu hết các ý kiến của CBCC tại UBND xã Tịnh Thới nhận thức cao được những điều nên làm và không nên làm đối với một CBCC. Thể hiện được thái độ và trách nhiệm đối với công việc, ý thức kỷ luật chiếm tỷ lệ tuyệt đối như: không nên lôi kéo bè phái nơi công sở, không trốn tránh trách nhiệm và nhờ vả không nhờ vả những việc cá nhân chiếm tỷ lệ 100%; 88,9% cho rằng khuyến khích người khác bày tỏ ý kiến của họ là việc nên làm khi giao giao tiếp, thật vậy đối với một CBCC khi giao tiếp nên khuyến khích cho người đối diện với mình thoải mái bày tỏ ý kiến để hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và nhu cầu của họ từ đó mà có cách ứng xử lại phù hợp, đáp ứng và giải quyết vấn đề đúng như nhu cầu và mong muốn của người đối diện hay người dân khi đến với cơ quan.

Tỷ lệ (%)

Những việc làm của CBCC khi giao tiếp Nên làm Không nên

làm

Khuyến khích người khác bày tỏ ý kiến 88,9 11,1

Biết tôn trọng và lắng nghe quan điểm của mọi người 100 0 Khen ngợi và giúp đỡ nhau một cách chân thành 100

Lôi kéo bè phái nơi công sở 100

Trốn tránh trách nhiệm 100

Nhờ vả làm những việc cá nhân 100

Câu 2:

Giao tiếp giúp chia sẻ và truyền đạt cái đích mà tổ chức cần đạt đến cũng như cách thức để đạt được điều đó. Ở cấp độ này, có thể nói, giao tiếp đóng một vai trò chiến lược trong việc giúp cho tổ chức tồn tại và phát triển trong xã hội. Không có giao tiếp, thậm chí cả khi giao tiếp không hiệu quả, các cá nhân, các nhóm khác nhau

Một phần của tài liệu giao tiếp và ứng xử trong công sở hành chính nhà nước, thực tiễn tại ủy ban nhân dân xã tịnh thới – thành phố cao lãnh – tỉnh đồng tháp (Trang 31)