Quy chế văn hóa công sở

Một phần của tài liệu giao tiếp và ứng xử trong công sở hành chính nhà nước, thực tiễn tại ủy ban nhân dân xã tịnh thới – thành phố cao lãnh – tỉnh đồng tháp (Trang 29)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.2.Quy chế văn hóa công sở

Xây dựng đời sống văn hóa của cán bộ, công chức cần chú trọng hoạt động văn hóa giáo dục nhằm nâng cao trình độ giác ngộ, phát triển toàn diện nhân cách, đặc biệt là các phẩm chất liêm khiết trung thực, tiết kiệm, thật thà, chính trực. Mặt khác, cần quan tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, các hoạt động xã hội, xây dựng môi trường văn hóa,… nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa.

Trong việc xây dựng môi trường văn hóa nơi công sở, việc xây dựng bầu không khí tâm lý có vai trò rất quan trọng. Bầu không khí tâm lý và sự hòa hợp tinh thần nơi công sở tạo nên sức mạnh tinh thần, đảm bảo thành quả công việc. Bầu không khí tâm lý là tính chất của các mối quan hệ qua lại giữa mọi người, tâm trạng chủ đạo trong tập thể, cũng như mức độ thỏa mản của cán bộ, công chức về công việc thực hiện. Vì vậy, việc thực hiện văn hóa công sở nhằm các mục đích sau:

+ Bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước: Mục đích việc thực hiện văn hóa công sở nhằm bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.18

+ Phương hướng hoạt động của công sở tạo nên giá trị cho nó: Công sở hoạt động vì mục tiêu đặc thù mà không có ở tổ chức nào khác, đó là nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và phục vụ lợi ích chung của xã hội, hướng tới phục vụ nhân dân, bảo vệ các quyền lợi và giải quyết nhu cầu chính đáng của nhân dân. Trong xu hướng chuyển từ nền hành chính “cai trị” sang nền hành chính “phục vụ”, cán bộ, công chức là công bộc của dân và công dân chính là “khách hàng” của Nhà nước.

+ Tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp và các ngành: Từ trong cơ quan Nhà nước đến ngoài xã hội, trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của văn hóa nơi công sở và nhân tố con người đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Phối hợp và đẩy mạnh các phng trào quần chúng hiện có trong phong trào chung “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đồng thời lồng ghép nội dung văn hóa vào phong trào hiện có của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương.

18 Điều 3, Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước – Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2-8-2007 của Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước

+ Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần những tập quán lỗi thời, lạc hậu, hình thành dần những tập quán mới văn minh, sống và làm việc theo pháp luật.

+ Xây dựng và phấn đấu theo các chỉ tiêu, quy chế, quy tắc về nề nếp văn hóa. Huy động nguồn lực của toàn bộ xã hội tham gia các hoạt động sáng tạo và xây dựng đời sống văn hóa, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Một phần của tài liệu giao tiếp và ứng xử trong công sở hành chính nhà nước, thực tiễn tại ủy ban nhân dân xã tịnh thới – thành phố cao lãnh – tỉnh đồng tháp (Trang 29)