5. Kết cấu của đề tài
1.3.2. nghĩa của giao tiếp và ứng xử trong công sở
Giao tiếp và ứng xử công sở có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện đến chất lượng, hiệu quả khi xử lý và giải quyết mọi công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngủ cán bộ, công chức nhằm góp phần vào quá trình cải cách hành chính nhà nước. Khơi dậy, phát huy được nhân lực, tạo được nét văn hóa riêng cho mỗi công sở, có sự đồng thuận chung của các cá nhân trong từng tổ, nhóm nói riêng và trong toàn tổ chức nói chung. Nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên, mặt khác tạo nên bầu không khí làm việc khoa học, công minh, tránh để các thành viên trong tổ chức nghi kị, không phục cấp trên, khiếu kiện…. Ngăn nắp trong công việc tạo một môi trường làm việc sạch sẽ, tạo nhu cầu cho các nhân viên, tập thể, cũng như các hoạt động giao lưu giữa các cá nhân, tổ, nhóm với nhau với mục tiêu tăng cường sự hợp tác, trao đổi sáng kiến, kinh nghiệm…để hoàn thành nhiệm vụ chức năng của tổ chức. Qua đó, tạo cơ hội để mỗi thành viên có thể khẳng định vị thế và thăng tiến trong tổ chức.
Nhận thức đúng mở đường cho hành động đúng. Sự khai mở và đổi mới nhận thức về giao tiếp hành chính theo hướng khách quan, khoa học không thể chỉ là những chuyển động tự thân của cán bộ công chức mà cần sự phát huy tích cực, hiệu quả vai trò của Nhà nước với tư cách chủ thể quản lý.
Để có thể thực hiện thành công công cuộc cải cách hành chính (CCHC), chuyển từ nền hành chính “mệnh lệnh” sang nền hành chính “phục vụ”, trước hết phải bắt đầu từ người CBCC. Cán bộ, công chức phải thay đổi nhận thức một cách sâu sắc, có kỹ năng tác nghiệp một cách thành thục, có phương pháp làm việc khoa học, có trách nhiệm và lòng tự trọng đối với việc thực thi công vụ. Nhất là phải biết tôn trọng, yêu
mến nhân dân. Tất cả những điều này đều có thể được nhận biết thông qua cách hành xử của CBCC với nhân dân trong quá trình giải quyết công việc cho họ.
Văn hóa ứng xử mà biểu hiện cụ thể là kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của sự nghiệp CCHC ở Việt Nam hiện nay. Nhất là trước xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới thì văn hóa ứng xử công vụ của người CBCC lại càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia nói chung và của công cuộc CCHC nói riêng.
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ TRONG CÔNG SỞ HÀNH CHÍNH, THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CÔNG SỞ HÀNH CHÍNH TẠI
UBND XÃ TỊNH THỚI, THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP. 2.1. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ TRONG CÔNG SỞ HÀNH CHÍNH
2.1.1. Văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức
Theo Điều 16 Luật cán bộ, công chức văn hóa giao tiếp ở công sở:
- Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
- Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.
- khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công vụ; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.
Văn hóa giao tiếp với nhân dân theo Điều 17 Luật cán bộ, công chức:
- Cán bộ, công chức phải gàn gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
- Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.
Công sở theo Điều 70 Luật cán bộ, công chức:
- Công sở là trụ sở làm việc của cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, có tên gọi, có địa chỉ cụ thể, bao gồm công trình xây dựng, các tài sản khác thuộc khuôn viên trụ sở làm việc.
- Nhà nước đầu tư xây dựng công sở cho cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
- Quy mô, vị trí xây dựng, tiêu chí thiết kế công sở do cơ quan có thẩm quyề quy định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn, định mức sử dụng.
Theo Điều 17 Luật viên chức, nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp, khi phục vụ nhân dân viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
- Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân; - Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
- Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân; - Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
2.1.2. Quy chế văn hóa công sở
Xây dựng đời sống văn hóa của cán bộ, công chức cần chú trọng hoạt động văn hóa giáo dục nhằm nâng cao trình độ giác ngộ, phát triển toàn diện nhân cách, đặc biệt là các phẩm chất liêm khiết trung thực, tiết kiệm, thật thà, chính trực. Mặt khác, cần quan tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, các hoạt động xã hội, xây dựng môi trường văn hóa,… nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa.
Trong việc xây dựng môi trường văn hóa nơi công sở, việc xây dựng bầu không khí tâm lý có vai trò rất quan trọng. Bầu không khí tâm lý và sự hòa hợp tinh thần nơi công sở tạo nên sức mạnh tinh thần, đảm bảo thành quả công việc. Bầu không khí tâm lý là tính chất của các mối quan hệ qua lại giữa mọi người, tâm trạng chủ đạo trong tập thể, cũng như mức độ thỏa mản của cán bộ, công chức về công việc thực hiện. Vì vậy, việc thực hiện văn hóa công sở nhằm các mục đích sau:
+ Bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước: Mục đích việc thực hiện văn hóa công sở nhằm bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.18
+ Phương hướng hoạt động của công sở tạo nên giá trị cho nó: Công sở hoạt động vì mục tiêu đặc thù mà không có ở tổ chức nào khác, đó là nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và phục vụ lợi ích chung của xã hội, hướng tới phục vụ nhân dân, bảo vệ các quyền lợi và giải quyết nhu cầu chính đáng của nhân dân. Trong xu hướng chuyển từ nền hành chính “cai trị” sang nền hành chính “phục vụ”, cán bộ, công chức là công bộc của dân và công dân chính là “khách hàng” của Nhà nước.
+ Tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp và các ngành: Từ trong cơ quan Nhà nước đến ngoài xã hội, trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của văn hóa nơi công sở và nhân tố con người đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Phối hợp và đẩy mạnh các phng trào quần chúng hiện có trong phong trào chung “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đồng thời lồng ghép nội dung văn hóa vào phong trào hiện có của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương.
18 Điều 3, Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước – Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2-8-2007 của Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước
+ Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần những tập quán lỗi thời, lạc hậu, hình thành dần những tập quán mới văn minh, sống và làm việc theo pháp luật.
+ Xây dựng và phấn đấu theo các chỉ tiêu, quy chế, quy tắc về nề nếp văn hóa. Huy động nguồn lực của toàn bộ xã hội tham gia các hoạt động sáng tạo và xây dựng đời sống văn hóa, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
2.1.3. Giao tiếp và ứng xử
Giao tiếp trong công sở là quá trình trao đổi thông tin, suy nghỉ và bày tỏ tình cảm giữa các thành viên trong cơ quan với nhau hoặc giữa cán bộ, công chức với tổ chức và công dân nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định trong quản lý hành chính. Thông qua giao tiếp, các chủ thể có được các thông tin cần thiết để quyết định công việc của mình.19
Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các quy định về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật. Trong giao tiếp ứng xử phải có thái độ lịch sự tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt.20
Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc.
Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.
Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác.
+ Lời chào: Lời chào nơi công sở tạo nên một môi trường làm việc hàng ngày thoải, vui vẻ giúp cho mọi người hiểu nhau hơn, nâng cao tinh thần tập thể, tinh thần cộng tác trong công sở. Hãy tích cực chào mọi người với tất cả tấm lòng không phân biệt thứ bậc, không mang tính xã giao và phải lịch sự.
19 Tạp chí quản lý Nhà nước – số 149 (6-2008) TS Nguyễn Thị Thu Vân về “văn hóa công sở và giải pháp xây dựng văn hóa công sở”
20 Điều 8, Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước – Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2-8-2007 của Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước
+ Cách nói chuyện: Thường xuyên dùng từ biểu lộ tình cảm như: Xin mời, xin lỗi, cảm ơn, xin phép. Sử dụng từ ngữ khiêm tốn, chân thành, lịch sự, lễ phép, dễ hiểu. Miệng luôn tươi cười.
Thái độ lịch sự, hòa nhã, văn minh: Khi giao dịch trực tiếp, bằng văn bản hoặc qua phương tiện thông tin (điện thoại, thư tín, qua mạng…) phải đảm bảo thông tin trao đổi đúng nội dung công việc.
Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột.
2.1.4. Thực tiển về văn bản luật ở địa phương điều chỉnh về văn hóa giaotiếp và ứng xử tiếp và ứng xử
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống văn bản ở địa phương, thì hiện tại có một vài văn bản ở cấp tỉnh ban hành điểu chỉnh vấn đề văn hóa giao tiếp và ứng xử của CBCC, viên chức ở địa phương như: Chỉ thị số 25/CT-UBND, ngày 9 tháng 8 năm 2007, về việc nâng cao văn hóa công sở và văn hóa giao tiếp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chỉ thị của UBND tỉnh Đồng Tháp, triển khai thực hiện dựa trên Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của các bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cũng như thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nâng cao văn hóa giao tiếp của đội ngũ cán bộ, công chức như sau:
- Trong giao tiếp tại công sở và với công dân, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, hòa nhã, văn minh. Khi giao dịch trực tiếp, hoặc bằng văn bản hành chính, hay qua các phương tiện thông tin phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt. Thực hiện nghiêm chế độ phát ngôn tại cơ quan hành chính Nhà nước.21
- Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc.
Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực thi nhiệm vụ.22
Tiếp theo đó là Công văn số 226/UBND-NC, ngày 9/7/2013 về việc tiếp tục nâng cao văn hóa công sở, văn hóa giao tiếp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Trong thời gian qua, hầu hết cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Tỉnh đã nêu cao vai trò trách nhiệm, thực hiện tốt quy định về văn hóa công sở, sử dụng hiệu quả thời gian làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đề cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, ý thức kỷ luật chưa cao, văn hóa giao tiếp, ứng xử chưa chú trọng… làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng công tác và tác phong, uy tín của cán bộ, công chức, viên chức.
Để tiếp tục nâng cao văn hóa công sở, văn hóa giao tiếp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Công văn chủ yếu tập trung thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 25/CT-UBND, ngày 9 tháng 8 năm 2007, về việc nâng cao văn hóa công sở và văn hóa giao tiếp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của UBND tỉnh Đồng Thápvà một số chỉ thị khác có liên quan. Trong nội dung của công văn cũng quan tâm đến vấn đề: Tiếp tục thực hiện tốt văn hóa giao tiếp và ứng xử với nhân dân; cán bộ công chức, viên chức phải tôn trọng, khiêm tốn, tận tình, chu đáo, lắng nghe ý kiến của nhân dân, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân.23
Từ thực tế cho thấy vấn đề về văn hóa giao tiếp - ứng xử của CBCC ở địa phương đã được sự quan tâm của các ngành, các cấp trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp. Tiếp theo tin thần đó thì tác giả chọn một địa phương cụ thể tiến hành làm phiếu khảo sát để tìm hiểu thực trạng vấn đề về văn hóa giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức hiện tại có thực hiện và quán triệt tinh thần của chỉ thị và công văn của tỉnh đề ra như thế nào, để từ đó có cái nhìn tổng thể hơn văn hóa giao tiếp và ứng