5. Bố cục của đề tài
2.4.3. Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp
dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Với tính chất của biện pháp khẩn cấp tạm thời là tính khẩn cấp vì vậy, việc áp dụng phải đƣợc tiến hành với thủ tục nhanh chống, do đó việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trên thực tế không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011, khi đƣơng sự phát hiện ra những sai sót gây bất lợi hoặc ảnh hƣởng đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Vì thế, Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành quy định đƣơng sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát, Cơ quan, tổ chức đã khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho ngƣời khác có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án nếu cho rằng việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án đã xâm phạm đến quyền lợi của đƣơng sự. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là 3 ngày làm việc (khi đã quy định thời hạn 3 ngày làm việc, thì có thể có ngày bị trùng với ngày nghỉ, ngày lễ, những ngày bị trùng với ngày nghỉ ,ngày lễ sẽ không tính vào thời hạn ba ngày đƣơng sự có quyền khiếu nại) kể từ ngày nhận đƣợc quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Khi nhận đƣợc khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết trong thời hạn 3 ngày làm việc. Quyết định của Chánh án về việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị là quyết định cuối cùng, đƣợc cấp hoặc gửi ngay cho ngƣời có yêu cầu, ngƣời bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cá nhân cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thi hành án và viện kiểm sát cùng cấp theo quy định của pháp luật.
Nếu đƣơng sự, Viện kiểm sát có khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng xét xử hoặc việc Hội đồng xét xử không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận thông qua tại phòng xử án. Trong trƣờng hợp Hội đồng xét xử không chấp nhận khiếu nại, kiến nghị thì không phải ra quyết định bằng văn bản nhƣng phải thông báo công khai tại phiên tòa việc không chấp nhận, nêu rõ lý do và phải ghi vào biên bản phiên tòa. Trƣờng hợp Hội đồng xét xử chấp nhận khiếu nại, kiến
nghị thì phải ra quyết định bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị là quyết định cuối cùng 44 .
Về cơ bản, quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành về quyền khiếu nại, kiến nghị và việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị giống với các quy định trong văn bản pháp luật tố tụng dân sự trƣớc đây. Điểm mới trong Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành là ngoài việc quy định các chủ thể theo luật định có quyền khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì còn quy định các chủ thể có quyền khiếu nại, kiến nghị về việc Tòa án không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quy định mới này là cần thiết bởi trong thực tế đã có trƣờng hợp vì Tòa án không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã không bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đƣơng sự 45.