5. Bố cục của đề tài
3.3.2. Hoàn thiện về biện pháp bảo đảm thi hành án
Theo quy định tại Điều 120 và Mục 8 Nghị Quyết 02/2005/NQ- HĐTP ngày 27 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn thi hành một số quy định tại chƣơng VIII “các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật Tố tụng dân sự về biện pháp bảo đảm theo quan điểm của ngƣời viết là không cần phải đƣa ra một quy trình ràng buộc quá phiền phức và không khả thi bởi hệ thống Tòa án nƣớc ta chƣa có, chƣa quen với chế độ làm việc ngoài giờ nhƣ hƣớng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
Bởi vì, nộp tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm là của đƣơng sự, Tòa án đâu cần thiết phải làm thay đƣơng sự, vì vậy chỉ cần công bố số tài khoản ngân hàng cho đƣơng sự biết và yêu cầu đƣơng sự tự nộp sau đó giao lại cho Thẩm phán chứng từ về việc nộp tiền bảo đảm để Thẩm phán ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ giảm bớt đƣợc thời gian và chi phí cho Tòa án và doanh nghiệp. Quy định nhƣ vậy vừa không gây phiền hà cho đƣơng sự, sẽ giảm thiểu rất nhiều công việc, vừa giảm bớt gánh nặng cho Thẩm phán, thủ quỹ. Mặt khác, đa số doanh nghiệp chủ yếu dành thời gian vào mục đích sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận, cho nên quy định trên gây rất nhiều phiền hà cho bản thân doanh nghiệp yêu cầu, thay vào làm những việc nhƣ vậy Thẩm phán ngồi xem xét, nghiên cứu hồ sơ để giải quyết vụ án nhanh chống và chính xác mà không cần phải làm những thủ tục phức tạp mà chƣa chắc có hiệu quả.
Ngoài ra, cần phải xem xét ở góc độ khác khi chủ thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tranh chấp kinh doanh thƣơng mại là phải thực hiện biện pháp bảo đảm, nhƣng họ thực sự khó khăn về kinh tế, không có khả năng về tài chính để thực hiện biện pháp bảo đảm thì không phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Nếu Bộ luật Tố tụng dân sự không có quy định về trƣờng hợp miễn thực hiện biện pháp bảo đảm vì có khó khăn về kinh tế thì với những chủ thể có yêu cầu áp dụng về biện pháp khẩn cấp tạm thời có khó khăn về kinh tế, việc buộc họ phải thực hiện biện pháp bảo đảm sẽ là rào cản, làm họ không có cơ hội tiếp cận với Tòa án và nhƣ thế làm họ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình, vì vậy để thể hiện tính ƣu việt của pháp luật xã hội chủ nghĩa, nên cần có một cơ chế phù hợp không cần phải thực hiện biện pháp bảo đảm nếu chủ thể có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực sự khó khăn về kinh tế. Tất nhiên, để hạn chế lạm dụng quy định này, pháp lệnh Tố tụng Dân sự cũng cần quy định cụ thể về điều kiện xác nhận những trƣờng hợp có khó khăn về kinh tế nhƣ phải có đơn yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm, đơn đó phải có xác nhận của chính quyền địa phƣơng hoặc cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ: cơ quan thuế trong trƣờng hợp doanh nghiệp bị thua lỗ.
Mặt khác, theo hƣớng dẫn tại Nghị Quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn thi hành một số quy định tại chƣơng VIII “các biện pháp khẩn cấp tạm thời”, biện pháp bảo đảm phải thực hiện bằng tiền đồng của Việt Nam mà không chấp nhận các hình thức tiền tệ khác. Quy định này có phần qúa cứng nhắc cần phải có quy định linh hoạt hơn với loại tiền nộp bảo đảm để tạo thuận lợi nhất cho ngƣời thực hiện biện pháp bảo đảm. Trong thời đại mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay có nhiều vụ việc
đƣơng sự là ngƣời nƣớc ngoài. Việc hạn chế loại tiền tệ phải nộp bảo đảm theo kiểu “tự đóng cửa” nhƣ hiện nay sẽ gây khó khăn cho đƣơng sự. Vì vậy nên có quy định linh hoạt hơn. Cụ thể là ngoài tiền Việt Nam đồng, ngƣời có nghĩa vụ thực hiện biện pháp bảo đảm có thể nộp khoản bảo đảm bằng một số ngoại tệ khác tính ra tƣơng đƣơng với Việt Nam đồng theo tỷ giá của ngân hàng nhà nƣớc, sau đó ngƣời nộp sẽ đổi ngoại tệ sang Việt Nam đồng cho phù hợp với quy định của pháp luật và xu thế hội nhập trong giai đoạn hiện nay.