Biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong tố tụng dân sự (Trang 26)

5. Bố cục của đề tài

2.1.1. Biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp

Kê biên tài sản đang tranh chấp là việc kiểm kê, cấm chuyển dịch tài sản đang tranh chấp khi giải quyết vụ án, nếu có căn cứ cho thấy ngƣời giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, đồng thời có đơn của đƣơng sự yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải xem xét. Ngƣời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp kê biên tài sản đang có tranh chấp phải đƣa ra các căn cứ chứng minh bên tranh chấp đang có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản và đã thực hiện biện pháp bảo đảm thì Thẩm phán mới ra quyết định áp dụng biện pháp này.

Tài sản bị kê biên có thể bị thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án hoặc lập biên bản giao cho một bên đƣơng sự hoặc ngƣời thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa án.

Khi lập biên bản phải ghi rỏ ngày, giờ, loại tài sản bị kê biên, mô tả đầy đủ tình trạng tài sản.

Bất kể là cá nhân hay cơ quan đƣợc giao quản lý tài sản kê biên phải bảo quản chu đáo và phải bồi thƣờng thiệt hại nếu có hành vi thiếu trách nhiệm hoặc tự tiện sử dụng gây hƣ hỏng tài sản đang kê biên…Ngƣời đƣợc giao quản lý tài sản kê biên có thể đƣợc hƣởng thù lao theo quy định của pháp luật24

. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn Tuấn và bà Trần Thị Thắm cùng ngụ tại ấp 2, thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, đang có tranh chấp về một căn nhà mua bán với nhau, ông Tuấn là ngƣời mua nhà đã giao tiền, nhƣng bà Thắm không giao nhà. Ông Tuấn đã nộp đơn khởi kiện bà Thắm yêu cầu giao nhà. Trong lúc Tòa án đang thụ lý giải quyết thì bà Thắm có hành vi phá hủy, tháo dở các công trình phụ trong ngôi nhà đang tranh chấp. Trong trƣờng hợp này, ông Tuấn có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án kê biên căn nhà nói trên (là tài sản đang tranh chấp) để

22 Điều 207 Luật Sở hửu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 có các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau: 1. Thu giử; 2. Kê biên; 3. Niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm di chuyển; 4. Cấm dịch chuyển quyền sở hữu.

23

Nguyễn Thị Hoài Thƣơng, “Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án: Những vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện Bộ luật Tố tụng Dân sự”, tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, Viện nhà nƣớc và pháp luật, số 3/2010, tr/75.

sau này thắng kiện thì tình trạng căn nhà vẫn nguyên vẹn nhƣ khi hai bên thỏa thuận mua bán ban đầu.

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong tố tụng dân sự (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)