Nghĩa vụ chứng minh

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong tố tụng dân sự (Trang 31)

5. Bố cục của đề tài

2.2.2.1. Nghĩa vụ chứng minh

Bên cạnh quyền thì các chủ thể còn có các nghĩa vụ kèm theo. Trong đó, nghĩa vụ chứng minh là một trong những nghĩa vụ bắt buộc chủ thể phải thực hiện để chứng minh mình là chủ thể của tranh chấp kinh doanh thƣơng mại. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì chủ thể phải đƣa ra đƣợc chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Để tránh tình trạng các chủ thể trong kinh doanh

thƣơng mại lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời gây khó khăn cho bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của họ,

mỗi bên đƣơng sự khi tham gia tố tụng đều cần phải chứng minh tất cả các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà trên cơ sở chủ thể kinh doanh đƣa ra yêu cầu hay phản đối yêu cầu của ngƣời khác. Đồng thời ngƣời khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình31.

Trong mối tƣơng quan giữa các đƣơng sự thì nguyên đơn phải chứng minh trƣớc, sau đó đến bị đơn, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Nguyên đơn đƣa ra yêu cầu phải đƣa ra các chứng cứ, căn cứ pháp lý để chứng minh trên cơ sở đó quyền và lợi ích hợp của nguyên đơn đƣợc xác lập. Bị đơn phản đối lại yêu cầu của nguyên đơn thì phải đƣa ra các chứng cứ, căn cứ pháp lý làm cơ sở cho sự phản đối của mình. Ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng phải chứng minh cho sự yêu cầu hay phản đối yêu cầu của họ32.

Ngƣời yêu cầu áp dụng biện pháp biện pháp khẩn cấp tạm thời phải đƣa ra chứng cứ để chứng minh cho việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cần thiết và hợp pháp.

Những chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Nếu là trƣờng hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì phải có chứng cứ chứng minh việc tạm thời giải quyết nhu cầu cấp bách của đƣơng sự có liên quan trực tiếp đến vụ án đang đƣợc Tòa án giải quyết và cần phải giải quyết ngay; các chứng cứ cần phải bảo vệ để tránh bị tiêu hủy; các chứng cứ về việc bị đơn tẩu tán, cất giấu tài sản… có thể làm cho việc xét xử của Tòa án gặp khó khăn hoặc để đảm bảo cho việc thi hành án, quyết định của Tòa án.

Nếu trong trƣờng hợp cần phải có chứng cứ để chứng minh do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, chứng cứ cần phải bảo vệ, những hậu quả nghiêm trọng đối với ngƣời yêu cầu33

.

31

Điều 165 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011.

32khoản 1, 2 Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011.

2.2.2.2. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là việc làm rất cần thiết nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể kinh doanh, góp phần giải quyết đúng đắn. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có không ít trƣờng hợp do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác cụ thể là ngƣời bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc ngƣời thứ ba. Do vậy, để đảm bảo cho việc yêu cầu và ra quyết định đúng đắn hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra, luật đã quy định theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011 trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại gây ra do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng cho ngƣời bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong kinh doanh thƣơng mại. Quy định này nhằm đảm bảo cho việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị lạm dụng nhƣ một biện pháp để cho chủ thể kinh doanh chống lại nhau vì mục đích lợi nhuận của mình trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, quy định này biểu hiện rất rõ tinh thần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ở chổ mặc dù ngƣời bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái với ý muốn của họ nhƣng nếu việc họ bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng họ sẽ đƣợc bồi thƣờng. Vì vậy, chủ thể phải bồi thƣờng sẽ đƣợc xác định ở hai trƣờng hợp sau:

Thứ nhất, buộc bên yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm, tức là phải nộp giá trị tài sản cụ thể họ phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định tƣơng đƣơng với nghĩa vụ tài sản mà ngƣời có nghĩa vụ nhất định phải thực hiện để sau này nhận thấy việc yêu cầu của mình là sai thì đã có sẳn khoản tiền đó để bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nhƣ vậy, họ mới suy nghỉ chín chắn, thật thận trọng trƣớc khi đƣa ra yêu cầu, buộc họ phải có trách nhiệm với hành vi của mình đối với ngƣời bị áp dụng34.

Thứ hai, ngoài quy định trách nhiệm bồi thƣờng của đƣơng sự và những chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011 còn quy định trách nhiệm bồi thƣờng của Tòa án nếu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án gây thiệt hại cho ngƣời bị áp dụng hoặc ngƣời thứ ba thì Tòa án sẽ bồi thƣờng trong trƣờng hợp Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện

pháp mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu; Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vƣợt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà gây thiệt hại cho ngƣời bị áp dụng hoặc ngƣời thứ ba35

.

Việc quy định nhƣ vậy có tác dụng làm hạn chế tình trạng lạm quyền của ngƣời có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời còn có tác dụng nhắc nhở ngƣời có quyền yêu cầu phải suy nghĩ thận trọng trƣớc khi đƣa ra quyết định của mình và khi đƣa ra đƣợc yêu cầu thì họ sẽ đƣa ra đƣợc những chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp lý. Điều này sẽ rất thuận lợi cho Tòa án trong việc xem xét và giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

2.3. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp án kinh doanh thƣơng mại tại Tòa án tranh chấp án kinh doanh thƣơng mại tại Tòa án

Thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các vụ việc kinh doanh thƣơng mại giúp cho Tòa án áp dụng pháp luật một cách thống nhất, đồng bộ, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn, trùng lắp trong việc áp dụng pháp luật, vì mỗi cơ quan nhà nƣớc điều có nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn của mình do pháp luật quy định nên chỉ hoạt động trong phạm vi, thẩm quyền của cơ quan đó. Nhƣ vậy, “thẩm quyền” có thể hiểu là quyền chính thức đƣợc xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề, do đó có thể định nghĩa thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án là quyền thụ lý xem xét ban hành các quyết định khi giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự36

.

Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đƣợc quy định tại Điều 100 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011, cụ thể là:

Nếu ngƣời yêu cầu nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc với khởi kiện thì sau khi nhận đơn Chánh án Tòa án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu37. Trong thời hạn ba ngày Thẩm phán đƣợc chỉ định phải xem xét đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không. Căn cứ pháp lý mà ngƣời yêu cầu đƣa ra trong đơn có hợp lý hay không. Theo đó, ngƣời có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ở giai đoạn nộp đơn yêu cầu

35 khoản 2 Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011.

36

Tƣởng Duy Lƣợng, Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết các việc về dân sự, http://www.toaan.gov.vn/ebb_data/attach_file/Tai%20 lieu%20BLDS%20va%20NLTTDS%20-

%20Giang%20edit.doc, [ truy cập ngay 27/9/2013].

cùng với đơn kiện cũng tƣơng tự nhƣ ngƣời có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi nộp đơn khởi kiện. Tuy nhiên, về căn cứ để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trƣờng hợp này có sự khác biệt với trƣờng hợp nêu trên, cụ thể đơn yêu cầu của ngƣời yêu cầu phải có đầy đủ các căn cứ do tình thế khẩn cấp tức là cần phải giải quyết ngay, không chậm trễ; cần phải bảo vệ ngay bằng chứng trong trƣờng hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập đƣợc; ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận đơn yêu cầu, thẩm phán đƣợc phân công phải xem xét đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo để xác định đơn khởi kiện có thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay không. Nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và các chứng cứ kèm theo cho họ. Nếu thuộc thẩm quyền giải quyết thì Thẩm phán tiếp tục xem xét đơn yêu cầu và chứng cứ. Trong trƣờng hợp đơn yêu cầu chƣa đúng quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Tố Tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011, thì Thẩm phán phải yêu cầu họ sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu. Nếu chứng cứ chƣa đầy đủ thì đề nghị ngƣời yêu cầu cung cấp, bổ sung chứng cứ38.

Đối với trƣờng hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì do Hội đồng xét xử xem xét39. Tại phiên tòa chủ thể kinh doanh mới đƣa ra yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử xem xét đơn và các chứng cứ kèm theo, hỏi ý kiến của ngƣời yêu cầu và ngƣời bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nếu không đúng đối tƣợng có quyền yêu cầu hoặc không đúng lý do yêu cầu thì Hội đồng xét xử trả lại đơn yêu cầu, nhƣng phải thông báo công khai tại phiên tòa việc không chấp nhận, nêu rõ lý do và phải ghi vào biên bản phiên tòa, còn nếu sau khi xem xét đúng với yêu cầu thì Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi ngƣời yêu cầu thực hiện xong biện pháp bảo đảm. Ngƣời có quyền yêu cầu và lý do yêu cầu Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa cũng tƣơng tự nhƣ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trƣớc khi mở phiên tòa. Quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ đƣợc chuyển ngay cho cơ quan thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời là cơ quan thi hành án40

.

38 Mục 5, 6 Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn thi hành một số quy định tại chƣơng VIII “ Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật Tố tụng dân sự.

39 khoản 2 Điều 100 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011 40 khoản 1 Điều 131 Luật thi hành án dân sự năm 2008.

2.4. Thủ tục thay đổi, bổ sung, hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thời

2.4.1. Thủ tục thay đổi, bổ sung quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thời

Khi xét thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đang đƣợc áp dụng không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì đƣơng sự và Tòa án có quyền yêu cầu thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời đã và đang áp dụng khi chứng cứ, tài sản và lợi ích của chủ thể kinh doanh hoặc không còn tình trạng khẩn cấp thì không cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nữa, nên biện pháp khẩn cấp tạm thời trƣớc đây Tòa án áp dụng cần phải thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ. Thủ tục thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011: “khi xét thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng không còn phù hợp mà cần phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được thực hiện theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật này”.Ngƣời yêu cầu thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền, nội dung đơn đƣợc quy định nhƣ sau:

- Ngày, tháng, năm viết đơn;

- Tên, địa chỉ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; - Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

- Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể 41.

Tuy nhiên, việc thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng đƣợc hiểu là sự thay thế của một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thay thế cho biện pháp khẩn cấp tạm thời đã đƣợc áp dụng không còn hiệu lực. Ngoài ra, trƣờng hợp bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời tức là việc áp dụng thêm một hoặc nhiều biện pháp khẩn tạm thời khác, trong trƣờng hợp này biện pháp khẩn cấp tạm thời đƣợc áp dụng ban đầu vẫn còn hiệu lực.

Sau khi có quyết định thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải đƣợc thi hành ngay, theo đó nhận đƣợc quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, thủ trƣởng cơ quan thi hành án dân sự ra ngay quyết định thi hành án, đồng thời thu hồi quyết định thi hành án đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã bị thay đổi.

2.4.2. Thủ tục hủy bỏ quyết định áp dụng biên pháp khẩn cấp tạm thời

Khi việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn ý nghĩa trên thực tế khi đó, ngƣời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có đơn đề nghị Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; ngƣời phải thi hành quyết định áp dụng

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong tố tụng dân sự (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)