Thủ tục thay đổi, bổ sung quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong tố tụng dân sự (Trang 36)

5. Bố cục của đề tài

2.4.1. Thủ tục thay đổi, bổ sung quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

thời

2.4.1. Thủ tục thay đổi, bổ sung quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thời

Khi xét thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đang đƣợc áp dụng không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì đƣơng sự và Tòa án có quyền yêu cầu thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời đã và đang áp dụng khi chứng cứ, tài sản và lợi ích của chủ thể kinh doanh hoặc không còn tình trạng khẩn cấp thì không cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nữa, nên biện pháp khẩn cấp tạm thời trƣớc đây Tòa án áp dụng cần phải thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ. Thủ tục thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011: “khi xét thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng không còn phù hợp mà cần phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được thực hiện theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật này”.Ngƣời yêu cầu thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền, nội dung đơn đƣợc quy định nhƣ sau:

- Ngày, tháng, năm viết đơn;

- Tên, địa chỉ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; - Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

- Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể 41.

Tuy nhiên, việc thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng đƣợc hiểu là sự thay thế của một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thay thế cho biện pháp khẩn cấp tạm thời đã đƣợc áp dụng không còn hiệu lực. Ngoài ra, trƣờng hợp bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời tức là việc áp dụng thêm một hoặc nhiều biện pháp khẩn tạm thời khác, trong trƣờng hợp này biện pháp khẩn cấp tạm thời đƣợc áp dụng ban đầu vẫn còn hiệu lực.

Sau khi có quyết định thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải đƣợc thi hành ngay, theo đó nhận đƣợc quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, thủ trƣởng cơ quan thi hành án dân sự ra ngay quyết định thi hành án, đồng thời thu hồi quyết định thi hành án đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã bị thay đổi.

2.4.2. Thủ tục hủy bỏ quyết định áp dụng biên pháp khẩn cấp tạm thời

Khi việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn ý nghĩa trên thực tế khi đó, ngƣời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có đơn đề nghị Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; ngƣời phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có ngƣời khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu hoặc trong trƣờng hợp nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 42

.

Trong trƣờng hợp bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có đơn yêu cầu Tòa án hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì Tòa án chấp nhận ngay đơn yêu cầu của họ. Trong trƣờng hợp này, nếu xét thấy yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của họ là đúng thì khi quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời Tòa án quyết định cho họ nhận lại toàn bộ số tiền bảo đảm mà họ đã gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của Tòa án.

Trong trƣờng hợp ngƣời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, gây thiệt hại cho ngƣời bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cho ngƣời thứ ba, nhƣng ngƣời bị thiệt hại không có yêu cầu bồi thƣờng thì Tòa án quyết định cho ngƣời yêu cầu lấy lại toàn bộ số tiền bảo đảm mà họ gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của Tòa án.

Trong trƣờng hợp ngƣời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, có gây thiệt hại cho ngƣời bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hoặc cho ngƣời thứ ba, mà ngƣời bị gây thiệt hại có yêu cầu bồi thƣờng với số tiền thấp hơn số tiền bảo đảm đƣợc gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của Tòa án, thì Tòa án quyết định cho ngƣời yêu cầu đƣợc lấy lại số tiền vƣợt quá mức ngƣời bị gây thiệt hại yêu cầu bồi thƣờng.

Nhƣ vậy, quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay. Khi ban hành quyết định này Tòa án gửi ngay cho cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan,

Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp. Cơ quan thi hành án chịu trách nhiệm thi hành các quyết định này 43.

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong tố tụng dân sự (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)