Nguyên nhân

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong tố tụng dân sự (Trang 45)

5. Bố cục của đề tài

3.1.3. Nguyên nhân

Thứ nhất, là do các chủ thể có quyền ít yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi xảy ra tranh chấp hay sự hiểu biết của họ về quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời còn thấp. Ngoài ra, Tòa án quá hạn chế, quá thận trọng khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành là một phƣơng tiện rất hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể kinh doanh khi có tranh chấp xảy ra. Nhƣng trên thực tế quy định này chƣa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân vì một phần lớn nhân dân còn hiểu biết rất hạn chế về quy định của pháp luật nên họ ít tiếp cận pháp luật để tìm hiểu, vì vậy khi có tranh chấp xảy ra họ đã không biết làm cách nào để giải quyết khi quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm, bên cạnh đó đội ngũ cán bộ phụ trách giải quyết các vụ án kinh doanh thƣơng mại ngành Tòa án không nhiệt tình, một số Thẩm phán năng lực còn hạn chế chƣa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật để áp dụng giải quyết từng vụ án cụ thể. Từ đó, có những vụ án giải quyết thiếu chính xác, thời gian giải quyết còn kéo dài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các chủ thể có quyền trong kinh doanh khi xảy ra tranh chấp, phát sinh mâu thuẫn nhƣng lại ít khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Thứ hai, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng nghĩa với việc đồng thời phải khởi kiện vụ án. Trên thực tế có nhiều trƣờng hợp đƣơng sự chỉ muốn yêu cầu Tòa án áp dụng ngay một biện pháp khẩn cấp nhằm để ngăn chặn bảo toàn ngay tài sản, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình mà không muốn khởi kiện hoặc sau đó tự giải quyết đƣợc tranh chấp nên không khởi kiện. Vì họ cho rằng nếu đƣa tranh chấp ra Tòa đồng nghĩa với việc phải công khai những vấn đề liên quan mà họ không muốn. Tuy nhiên, với quy định hiện hành để đƣợc Tòa án chấp nhận ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đƣơng sự phải khởi kiện.

Thứ ba, không chỉ tỷ lệ số vụ án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại đƣợc Tòa án giải quyết rất thấp mà nếu có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì cũng chỉ xoay quanh áp dụng một vài biện pháp nhƣ kê biên tài sản đang tranh chấp, phong tỏa tài sản của ngƣời có nghĩa vụ. Tuy nhiên, các biện pháp này thƣờng hay sử dụng hơn so với các biện pháp còn lại thì hiệu quả thực tế của việc áp dụng các biện pháp này vẫn chƣa đạt hiệu quả cao nhƣ mong muốn. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho thực tế này nhƣng có lẽ cơ bản là do quy định của pháp luật về những vƣớng mắc, hạn chế, cần đƣợc sửa đổi, bổ sung. Ví dụ, khi áp dụng quy định tại Điều 112 Bộ luật Tố tụng dân sự về biện pháp khẩn cấp tạm thời “phong tỏa tài

sản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước”, thực tiễn áp dụng quy định này cho thấy không dễ dàng, thuận lợi bởi ngân hàng, kho bạc nhà nƣớc hay tổ chức tín dụng với nguyên tắc kinh doanh của mình nên thƣờng không nhiệt tình phối hợp với Tòa án để thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời này. Việc Tòa án hay quyết định áp dụng một vài biện pháp khẩn cấp tạm thời quen thuộc đƣơng nhiên sẽ kéo theo một hạn chế là các biện pháp khẩn cấp tạm thời còn lại khó có cơ hội phát huy đƣợc hiệu quả trong thực tiễn. Vì vậy, trong thời gian tới cần có một giải pháp phù hợp để các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải đƣợc tận dụng áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời tích cực góp phần quan trọng vào việc bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trên thực tế.

Nhƣ vậy, từ những phân tích trên cho thấy các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn còn một số quy định chƣa thực sự nhanh chóng còn bộc lộ nhiều tồn tại thiếu sót, chƣa phù hợp với yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Một vài quy định còn chƣa rõ đã dẫn đến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng làm ảnh hƣởng đến quyền, lợi ích của đƣơng sự, tổn hại đến uy tín của Tòa án, làm giảm sút lòng tin của ngƣời dân vào Nhà nƣớc. Để tránh xảy ra những bất cập trên thì bên cạnh những giải pháp nhƣ nâng cao trình độ nhận thức cũng nhƣ ý thức của những ngƣời áp dụng pháp luật thì giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng rất quan trọng để các chủ thể có quyền, lợi ích tự tin hơn khi sử dụng đến quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của mình, từ đó Tòa án cũng mạnh dạng hơn, nhiệt tình hơn trong việc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, có nhƣ vậy thì quyền và lợi ích của đƣơng sự mới sớm đảm bảo đƣợc bảo vệ.

3.2. Các bất cập cụ thể về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh thƣơng mại tại Tòa án

Có thể khẳng định các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về biện pháp khẩn cấp tạm thời có nhiều điểm mới tiến bộ và tƣơng đối phù hợp với thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn còn chƣa thật phù hợp, còn nhiều bất cập và nhiều cách hiểu, cách vận dụng khác nhau.

3.2.1. Bất cập liên quan đến quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Thứ nhất, Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự, đƣơng sự chỉ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu họ khởi kiện vụ án. Trong thực tế tranh chấp kinh doanh thƣơng mại thì có nhiều trƣờng hợp đƣơng sự chỉ muốn yêu cầu Tòa án áp dụng ngay một biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình mà không muốn khởi kiện bởi họ không có tranh chấp hoặc có tranh chấp

nhƣng tranh chấp đó đã đƣợc giải quyết sau khi Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần. Với quy định nhƣ hiện nay trong Bộ luật Tố tụng dân sự thì vô hình chung đã buộc đƣơng sự phải khởi kiện vụ án ngay cả khi họ không muốn.

Thứ hai, theo quy định tại khoản 3 Điều 117 Bộ luật Tố tụng dân sự thì đối với trƣờng hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này thì sau khi nhận đƣợc đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý để giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận đƣợc đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nếu không chấp nhận đơn yêu cầu, thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho ngƣời yêu cầu biết. Nhƣ vậy, trong thời hạn 48 giờ để Thẩm phán xem xét quyết định có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không, có lẽ là quá dài không đáp ứng đƣợc tính khẩn cấp. Đặc biệt là đối với các yêu cầu về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; phong tỏa tài khoản thì đƣơng sự có khả năng bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này chỉ cần một thời gian rất ngắn để rút tiền hoặc tẩu tán tài sản. Sự chậm trễ trong việc ra quyết định áp dụng các biện pháp tạo điều kiện cho đƣơng sự tẩu tán tài sản, lẫn tránh nghĩa vụ thi hành án, đồng nghĩa với bản án chỉ có ý nghĩa trên giấy, mà không có ý nghĩa trên thực tế, vì bị đơn không còn tài sản để thi hành án. Mặt khác, khoản 3 Điều 117 của Bộ luật này không quy định rõ ràng là trong trƣờng hợp thật sự khẩn cấp Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào các ngày lễ hoặc ngày nghỉ hay không? Nhƣ vậy, về mặt chủ quan hay khách quan, thì đƣơng sự vẫn có điều kiện về mặt thời gian để tẩu tán tài sản, vì theo luật công chứng và theo quy định của một số tổ chức tín dụng, không nhất thiết là phải ngừng hoạt động vào những ngày nghĩ lễ.

3.2.2. Bất cập liên quan đến biện pháp bảo đảm thi hành án

Theo quy định tại Điều 120 Bộ luật Tố tụng dân sự thì ngƣời yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8,10 và 11 Điều 102 của Bộ luật này phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhƣng phải tƣơng đƣơng với nghĩa vụ tài sản mà ngƣời có nghĩa vụ phải thực hiện. Cụ thể hơn, theo hƣớng dẫn tại Mục 8 Nghị Quyết 02/2005/NQ- HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn thi hành một số quy định tại chƣơng VIII “các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật Tố tụng dân sự thì nghĩa vụ tài sản là nghĩa vụ phải bồi thƣờng thiệt hại thực tế có thể xảy ra cho ngƣời bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc ngƣời thứ ba để bảo vệ lợi ích của

ngƣời bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía ngƣời có quyền yêu cầu theo tôi là hƣớng dẫn này rất bất hợp lý không đúng với thực tế, gây khó khăn cho ngƣời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đặc biệt là vụ án mà nguyên đơn là ngƣời nghèo không có tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá để gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án bởi vì khi đƣa ra yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời làm sau Tòa án cũng nhƣ ngƣời đƣa ra yêu cầu chƣa biết đƣợc mức thiệt hại thực tế có thể nhƣ thế nào.

3.2.3. Bất cập liên quan đến trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại khi đƣa ra yêu cầu không đúng không đúng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự về trách nhiệm bồi thƣờng của Tòa án trong trƣờng hợp Tòa án đã áp dụng không đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên gây thiệt hại cho ngƣời bị áp dụng hoặc ngƣời thứ ba. Đây là một quy định mới tiến bộ vừa có tác dụng nâng cao trách nhiệm xét xử của Tòa án trong việc buộc các Thẩm phán phải thận trọng trƣớc khi đƣa ra quyết định phải cân nhắc cẩn thận, tránh lạm dụng tùy tiện quyền lực của mình trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời lại bảo đảm quyền lợi cho ngƣời bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thƣờng của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng phải dựa trên những căn cứ pháp lý đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự: khi Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu hoặc là Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vƣợt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên nhƣ đã phân tích ở trên thì trong quá trình giải quyết vụ án kinh doanh thƣơng mại thì Tòa án không tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Do đó, chỉ xem xét đến hai trƣờng hợp Tòa án phải có trách nhiệm bồi thƣờng khi Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu và Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vƣợt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Thứ nhất, việc Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà đƣơng sự yêu cầu. Theo Tiểu mục 4.2 và 4.3 Nghị quyết 02/2005/NQ- HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn thi hành một số quy định tại chƣơng VIII “các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật Tố

tụng dân sự thì Tòa án chỉ xem xét để quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đƣợc ghi trong đơn. Nếu xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ thì ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu đó, nếu không chấp nhận thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho ngƣời yêu cầu biết. Trong trƣờng hợp họ có yêu cầu thay đổi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì Tòa án phải yêu cầu họ làm đơn yêu cầu mới theo đúng quy định tại Điều 117 Bộ luật Tố tụng dân sự, khi xem xét để quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể, Tòa án chỉ có quyền chấp nhận toàn bộ, một phần hoặc không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đó của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuyệt đối không đƣợc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Hƣớng dẫn thể hiện rất cụ thể, có tính chỉ đạo này cho thấy căn cứ đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự rất ít xảy ra trên thực tế, vì muốn an toàn, tránh rủi ro, Tòa án sẽ dựa vào yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đƣơng sự có quyền yêu cầu để quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đã đƣợc yêu cầu. Nhƣ thế, vừa rất thuận lợi trong việc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, vừa tránh đƣợc khả năng bồi thƣờng thiệt hại hoặc không mất thời gian giải quyết khiếu nại.

Thứ hai, đối với trƣờng hợp Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vƣợt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đƣơng sự yêu cầu. Xuất phát từ nguyên tắc quyền tự định đoạt của đƣơng sự, căn cứ này đƣợc quy định theo hƣớng đƣơng sự yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tới mức độ nào, phạm vi nào, thì Tòa án giải quyết đến mức độ đó, phạm vi đó. Nếu Tòa án tự ý vƣợt quá mức độ mà ngƣời yêu cầu đề nghị, gây ra thiệt hại thì Tòa án phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng. Tuy nhiên, căn cứ ít xảy ra trong thực tế bởi giải pháp tuyệt đối dựa trên yêu cầu đặt ra là giải pháp an toàn và đơn giản nhất cho Tòa án khi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Nhƣ vậy, từ những phân tích trên cho thấy về quy định tại khoản 2 Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định trách nhiệm bồi thƣờng của Tòa án do áp dụng biện pháp

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong tố tụng dân sự (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)