Biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong tố tụng dân sự (Trang 27)

5. Bố cục của đề tài

2.1.2. Biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu có căn cứ cho thấy ngƣời đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đang có tranh chấp cho ngƣời khác.

Ngƣời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp có nghĩa vụ chứng minh có sự chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang có tranh chấp cho ngƣời khác. Nếu đƣơng sự chuyển dịch quyền về tài sản không phải là tài sản đang có tranh chấp thì Tòa án không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.

Những hành vi đƣợc coi là chuyển dịch quyền về tài sản có thể là hành vi mua bán, chuyển nhƣợng, chuyển đổi, cho thuê v.v…

Khi xét thấy cần thiết và đƣơng sự có yêu cầu, Tòa án phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp phải gửi cho các bên đƣơng sự và chính quyền sở tại25. Ví dụ: Bà Huỳnh và ông Tâm đang có tranh chấp về một chiếc xe tải với trọng tải nặng là 3,5 tấn biển số 66 H1 5876 do ông Nguyễn Thành Tâm là chủ sở hữu mua bán với nhau. Bà Huỳnh là ngƣời mua xe đã giao tiền, nhƣng ông Tâm không giao xe, nên bà Huỳnh đã nộp đơn khởi kiện ông Tâm yêu cầu phải giao xe. Trong lúc Tòa án đang thụ lý giải quyết thì ông Tâm đã chuyển nhƣợng chiếc xe tải trọng tải nặng 3,5 tấn biển số 66 H1 5876 sang cho con rể ông là anh Hiếu đứng tên. Trong trƣờng hợp này, bà Huỳnh có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định “cấm chuyển dịch quyền về tài sản” đối với chiếc xe. Khi đó, ông Tâm không thể chuyển nhƣợng chiếc xe đƣợc nữa. Vì quyết định của Tòa án đã đƣợc thông báo tới các nơi đăng ký tài sản, phòng công chứng là nơi mà ông Tâm muốn chuyển nhƣợng xe phải đi qua.

2.1.3. Biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp

Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu có các điều kiện sau đây thì Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang có tranh chấp:

Đối tƣợng để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là tài sản đang có tranh chấp. Ngƣời đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản có hành vi: tháo dỡ, lắp ghép xây dựng thêm, hoặc hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản nhƣ phá hỏng, phá hủy.

Ngƣời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã thực hiện biện pháp bảo đảm.

Đƣơng sự yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp phải đƣa ra các chứng cứ cho thấy bên đang chiếm hữu, giữ tài sản có các hành vi làm thay đổi hiện trạng tài sản đang có tranh chấp, Thẩm phán phải nghiên cứu xem xét các yêu cầu và các căn cứ mà đƣơng sự đƣa ra để quyết định có áp dụng biện pháp khẩn cấp này hay không? Nếu có căn cứ và ngƣời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã thực hiện biện biện pháp bảo đảm thì Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời26. Ví dụ: Ngày 8/11/2011 anh Nguyễn Thanh Long có mua của vợ chồng anh Trần Tuấn Hải và chị Hồ Thị Hạnh một mảnh đất và một ngôi nhà gắn liền trên diện tích đất với diện tích 90 m2 và 15 cây mai chồng xung quanh nhà làm cây cảnh ở ấp Thị, xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp với trị giá là 300.000.000 đồng, anh Long đã giao tiền trong thời gian đang chờ đợi Uỷ ban nhân xã Tân Thành B làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở thì vợ chồng anh Hải cùng anh em của mình đến tháo dở ngôi nhà và di dời toàn bộ số mai đi nơi khác. Nên anh Long đã kiện ra Tòa án nhân dân huyện Tân Hồng yêu cầu anh Hải làm nhƣ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, đồng thời nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp” để sau này thắng kiện lấy đƣợc số tài sản mà anh mua nhƣ thỏa thuận trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong tố tụng dân sự (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)