Chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong tố tụng dân sự (Trang 30)

5. Bố cục của đề tài

2.2.1. Chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nói chung, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại nói riêng, để yêu cầu giải quyết tình thế cấp bách của chủ thể kinh doanh, bảo vệ chứng cứ vụ án giúp cho quá trình

giải quyết vụ án của Tòa án khách quan, chính xác, nhanh chống kịp thời, tránh việc có thể gây thiệt hại không thể khắc phục đƣợc để bảo đảm tài sản của chủ thể kinh doanh hoặc bảo đảm việc thi hành án sau này. Hầu hết các vụ án Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể kinh doanh là theo yêu cầu của ngƣời có quyền lợi và lợi ích hợp pháp đang bị đoe dọa. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực tranh chấp kinh doanh thƣơng mại, cơ sở duy nhất để có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là do đƣơng sự yêu cầu.Theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011 chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm: Đƣơng sự, ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự, cơ quan tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác.

Vì thế, Tòa án sẽ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của chủ thể trong kinh doanh thƣơng mại khi đó chủ thể kinh doanh phải nêu rõ yêu cầu của mình thuộc vào trƣờng hợp nào đƣợc quy định tại khoản 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, và 13 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011. Đồng thời, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với việc nộp đơn khởi kiện thì đơn khởi kiện phải làm theo đúng các hình thức, nội dung đơn khởi kiện quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011. Khi chủ thể kinh doanh yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đƣợc nêu ở trên, thì Tòa án phải xem xét các biện pháp yêu cầu đó có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại hay không để áp dụng cho phù hợp, vì áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng có thể gây ra thiệt hại cho bên bị áp dụng.

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong tố tụng dân sự (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)