I Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Tình hình trang bị tài sản cố định
3.2.6. Một số giải pháp khác
3.2.6.1. Các giải pháp nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để tăng cường lợi nhuận công ty
Giá thành là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Cùng một loại sản phẩm, nếu sản phẩm nào có giá thành thấp hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, thu hút được nhiều người tiêu dung hơn. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Hạ thấp giá thành còn tạo điều kiện cho công ty có thể giảm bớt lượng vốn lưu động sử dụng vào sản xuất, do công ty đã tiết kiệm được các chi phí nguyên liệu đầu vào,chi phí quản lý….
Để thực hiện được điều này, công ty nên thực hiện một số giải pháp như:
Luôn chú trọng đổi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực sản xuất, đồng thời sẽ giảm được các chi phí nhân công.
Sắp xếp lao động một cách hợp lý, đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân viên, khuyến khích các cán bộ công nhân viên phát huy, tìm tòi sáng tạo các sáng kiến nhằm cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất.
Bố trí hợp lý các khâu sản xuất, phân tách nhiệm vụ từng khâu, hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu, sức người.
Quản trị tốt các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, xây dựng định mức cụ thể và có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Bên cạnh đó, công ty cần phải
liên tục rà soát, kiểm tra các loại chi phí chưa hợp lý, để từ đó có những điều chỉnh hoặc cắt giảm cho phù hợp.
3.2.6.2. Mở rộng thị trường đầu ra, đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa
Đi đôi với việc cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm đó là công ty phải mở rộng thị trường đầu ra, tăng tốc độ tiêu thụ hàng hóa. Từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinh tế được dự báo sẽ được phục hồi trong quý I năm 2015. Vì vậy, việc mở rộng thị trường đầu ra là một việc hết sức cần thiết. Cụ thể:
Tăng cường công tác khảo sát thị trường, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả.
Duy trì và phát triển các mối quan hệ làm ăn lâu dài với các khách hàng lâu năm, tìm và mở rộng qua hệ với các khách hàng mới.
Cố gắng đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng, thực hiện theo phương châm “khách hàng là thượng đế”, hỗ trợ khách hàng từ khâu bốc dỡ cho đến vận chuyển,… nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm.
3.2.6.3. Xây dựng cơ cấu nhân sự công ty hợp lý, thực hiện đúng chức năng
Để thực hiện điều này, công ty cần:
Cải tiến bộ máy công ty gọn nhẹ hơn nữa, phân định rõ ràng, trách nhiệm chức năng của từng bộ phận, đồng thời tăng cường hỗ trợ cho các phòng ban, đặc biệt là phòng kế toán – tài chính.
Với hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại,công ty luôn cần những người lao động có tay nghề cao để có thể vận hành. Vì vậy, việc bồi dưỡng, đào tạo và tuyển dụng các công nhân có trình độ cao, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật tốt là một yêu cầu quan trọng đối với công ty.
Đi đôi với nâng cao tay nghề, bồi dưỡng đội ngũ quản lý cho các cán bộ công nhân viên là chính sách đãi ngộ của công ty. Công ty cần gắn quyền lợi của cán bộ công nhân viên với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có chế độ lương thưởng hàng tháng, hàng quý, hàng năm đối với các cán bộ công nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ngoài ra, công ty cũng cần xây dựng tốt văn hóa doanh nghiệp, đây là một điều mà công ty đang còn thiếu. Ví dụ như các hoạt động văn hóa, thể thao, giao lưu văn nghệ, nâng cao đời sống tinh thần của các cán bộ công nhân viên.
3.2.6.4. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính, đánh giá kết quả kinh doanh của công ty
Để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, công ty cần phải có cái nhìn đúng đắn về tình hình thực tế, những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong việc quản lý, sử dụng vốn để từ đó đưa ra những điều chỉnh kịp thời. Đây là nhiệm vụ của phòng Tài chính – kế toán. Công tác phân tích cần phải tập trung vào:
Xác định cơ cấu và sư biến động của VKD trong kỳ, xác định việc phân bổ vốn vào các khâu có hợp lý hay không, vốn bị thiếu hay bị ứ đọng ở khâu nào?....
Xác định cơ cấu và sự biến động của nguồn VKD, xem xét chính sách tài trợ đã hợp lý hay chưa, vốn được huy động từ những nguồn nào, có đảm bảo khả năng tự chủ cũng như chính sách vay nợ của công ty hay không.
Xác định, tiến hành phân tích từng khoản mục, phân tích các hệ số như khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động, từ đó, có cái nhìn tổng quát nhất về tình hình tài chính công ty, từ đó đưa ra định hướng phát triển của công ty.