5. Lập kế hoạch sửa chữa lớn, thanh lý, nhượng bán
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp
DOANH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
2.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển và địa điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp thiết bị công nghiệp
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Giới thiệu về công ty:
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP.
- Tên giao dịch: INDUSTRIAL EQUIPMENT TRADE JOINT STOCK COMPANY.
- Tên viết tắt: IETCO.
- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số:0101449391 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 01/03/2004, đăng kí thay đổi lần 4 ngày 02/12/2008.
- Trụ sở chính: 467 Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. - Điện thoại: 84.4.385 42 370. Fax: 84.4.385 42 570. - Website:http://www.ietchn.com. Email:ietc.hn@hn.vnn.vn - Mã số thuế: 0101449391.
- Số tài khoản: 21110000001152.
- Tại ngân hàng: Đầu tư và phát triển VN – Chi nhánh Hà Nội - Vốn điều lệ:32.000.000.000 VND.
Quá trình hình thành và phát triển
- Công ty Kinh doanh Thiết bị Công nghiệp thuộc Tổng công ty máy và thiết bị Công nghiệp do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) thành lập vào ngày 27/12/1990.
- Năm 1992: Thành lập chi nhánh Công ty Kinh doanh Thiết bị Công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh.
- Năm 2000: Nhà máy quy chế II tại TP. Hồ Chí Minh được sát nhập vào công ty.
- Năm 2003: Đầu tư xây dựng sản xuất Bulông, đai ốc chất lượng cao tại khu Công nghiệp Vĩnh Lộc – TP. Hồ Chí Minh.
- Ngày 17/11/2003 ; Bộ trưởng bộ Công Nghiệp kí quyết định số 195/2003/QĐ – BCN chuyển Công ty KDTBCN thành Công ty Cổ phần Kinh Doanh Thiết bị Công Nghiệp.
- Từ ngày 01/03/2004 công ty đi vào hoạt động với hình thức công ty cổ phần.
- Trong quá trình hình thành và phát triển Công ty Kinh doanh thiết bị công nghiệp đã được nhà nước tặng thưởng: Huân chương lao động hạng ba ( Quyết định số 328 – KT/CT ngày 24/04/2001 của Chủ tịch nước) và Huân chương lao động hạng hai ( Quyết định số 474/ QĐ – CTN ngày 30/3/2011 của Chủ tịch nước ).
2.1.1.2. Tổ chức, hoạt động kinh doanh của công ty.
Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu:
Về kinh doanh: Xuất nhập khẩu hàng kim khí, kim loại mầu, vật tư, nguyên
liệu, phụ tùng, thiết bị công nghiệp. Ngành hàng chính là:
- Các loại ổ bi, vòng bi trụ, vòng bi kim của các nhà sản xuất nổi tiếng thế giới và các thiết bị bảo dưỡng vòng bi, là đại lý lớn nhất cho hãng vòng bi SCHAEFFLER ( CHLB Đức) tại Việt Nam.
- Dụng cụ đo điện: Là đại lý bán hàng duy nhất cho hãng Kyoritsu của Nhật Bản.
- Thiết bị đo cơ khí các loại: Là đại lý bán hàng cho hãng Mitutoyo của Nhật Bản.
- Palăng, cầu trục các loại: Là đại lý bán hàng cho hãng KITO và VITAL của Nhật Bản.
- Là nhà cung cấp có uy tín các loại thép chế tạo nhập khẩu từ Nhật, Hàn Quốc, Liên Bang Nga…
Về sản xuất:
- Các loại bu lông , đai ốc đạt chất lượng cao, sản phẩm cơ khí , phụ tùng tiêu chuẩn cho các loại xe và thiết bị công nghiệp.
- Gia công lắp ráp, sản xuất các loại vòng bi và các sản phẩm cơ khí khác.
Do giữ được uy tín trong hoạt động kinh doanh nên Công ty đã nhanh chóng chiếm được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Đã trở thành nhà cung cấp hàng hóa có uy tín đối với các ngành công nghiệp Cơ khí, Đường sắt, Xi măng, Sản xuất thép, Dệt, Mía đường, Giấy, Đóng tàu… trên toàn quốc.
Công ty đã có quan hệ hợp tác tin cậy với nhiều khách hàng lớn có thương hiệuở các nước Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất và các nước thuộc khối ASEAN.
Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty Cổ phần Kinh doanh Thiết bị Công nghiệp được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo luật Doanh nghiệp. Điều lệ công ty là cơ sở chi phối cho mọi hoạt động của công ty.
Các phó tổng giám đốc Kế toán trưởng
Văn phòngPhòng Tài chính – Kế toánPhòng xuất nhập khẩuPhòng vật tư – thiết bịPhòng kinh doanh vòng bi FAGChi nhánh TP. Hồ Chí MinhNhà máy quy chế II Đại hội đồng cổ đông
Tổng giám đốc Ban kiểm soát Chủ tịch hội đồng quản trị
Sơ đồ 2.1.Sơ đồ tổ chức của công ty:
Chức năng chính của các bộ phận
- Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được pháp luật và và Điều lệ công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm tiếp theo.
- Hội đồng quản trị ( HĐQT): Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi, mục đích của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ, HĐQT có trách nhiệm giám sát tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và Điều Lệ công ty , các quy chế nội bộ Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
- Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quá trình hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và ban Tổng giám đốc.
- Ban Tổng giám đốc:Tổng giám đốc là người đại diện pháp luật công ty, là người điều hành và ra quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết các công việc đã được Tổng giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của công ty.
Bộ phận tài chính – kế toán, chức năng và nhiệm vụ:
- Kế toán trưởng:
+ Là người đứng đầu bộ máy kế toán, có nhiệm vụ phụ trách chung, đôn đốc mọi bộ phận kế toán chấp hành các quy định, chế độ kế toán do nhà nước ban hành.
+ Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc mọi hoạt động của phòng cũng như mọi hoạt động khác của công ty liên quan đến các công tác kế toán – tài chính và theo dõi các hoạt động tài chính của Công ty.
+ Là người trực tiếp báo cáo các thông tin kế toán lên Giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin, số liệu đã báo cáo.
+ Tổ chức trình tự luân chuyển chứng từ, công tác kế toán, thống kê trong Công ty phù hợp với chế độ quản lý tài chính công ty.
- Phó phòng phụ trách tài chính: phụ trách, đôn đốc các bộ phận cấp dưới chấp hành nhiệm vụ liên quan đến việc tổng hợp và phân tích số liệu từ
các BCTC, lập kế hoạch tài chính trong tương lai, định hướng phát triểnđể trình lên Kế toán trưởng, phân tích hoạt động tài chính, hiệu quả các dự án …
- Phó phòng phụ trách kế toán: phụ trách, đôn đốc các bộ phận kế toán cấp dưới chấp hành nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực kế toán, tập hợp các số liệu trong năm tài khóa, hạch toán kế toán theo các quy định hiện hành và chuẩn mực, và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về các thông tin và số liệu báo cáo.
- Kế toán tổng hợp:
+ Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh để ghi vào sổ Nhật kí chung, chuyển số liệu sang tài khoản kế toán phụ hợp với sổ cái.
+ Cuối tháng, quý, hoặc năm cộng số liệu để lập Bảng CĐKT và các BCTC. + Lên các báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm nộp lên các cơ quan cấp trên theo đúng quy định.
+ Lên báo cáo tài chính cuối năm theo đúng quy định nộp cho các cơ quan có thẩm quyền.
+, Thực hiện công tác kế toán tổng hợp để trình lên kế toán trưởng khi có nhu cầu thu thập thông tin.
- Kế toán thuế:
+, Kiểm tra, đối chiếu các hóa đơn thuế GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra.
+ Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT toàn công ty. + Theo dõi BCTC, nộp ngân sách, hoàn thuế khi có phát sinh.
+ Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế. + Phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế ở các cơ sở. + Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh.
- Kế toán công nợ:
+Theo dõi các khoản công nợ với người bán.
+ Kiểm tra các dự toán thanh quyết toán các công trình và hạng mục công trình đảm bảo nguyên tắc, thủ tục theo đúng quy định nhà nước.
+Theo dõi chi tiết các khoản phải thu, giá trị từng hợp đồng, cũng như thời gian tiến độ thanh toán của từng khách hàng, từng công trình
- Kế toán ngân hàng:
+ Theo dõi chi tiết các khoản ký quỹ, theo dõi từng lần nhận nợ, định kỳ tính các khoản lãi vay phải trả ngân hàng, các món đáo hạn vay và lên kế hoạch trả nợ từng món vay tại ngân hàng.
+ Thực hiện các giao dịch thanh toán, nhận nợ, bảo lãnh, chuyển tiền và các hoạt động khác liên quan đến giao dịch ngân hàng, làm các thủ tục vay vốn ngân hàng.
- Kế toán TSCĐ và hàng tồn kho:
+ Chịu trách nhiệm theo dõi về số lượng, giá cả các loại về nguyên vật liệu, hàng tồn kho.
+ Theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho nguyên vật liệu tại công ty và thực hiện kiểm kê kho công ty định kỳ theo quy định, theo dõi nhập xuất, tồn kho nguyên vật liệu theo số liệu từ kho công ty
+ Theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định, tính toán khấu hao, giá trị còn lại của tài sản; định kỳ kiểm tra tình trạng của tài sản, theo dõi chi tiết nhập, xuất, tồn tại kho của công ty.
- Thủ quỹ:
+ Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi chi, thu tiền.
+ Căn cứ vào chứng từ thu, chi đã được kí duyệt, thủ quỹ tiến hành thu, chi theo phiếu thu, phiếu chi, nộp và rút tiền ngân hàng, cùng với kế toán tiền mặt quản lý quỹ tiền mặt của công ty.
Bảng 2.1: Cơ cấu cán bộ công nhân viên
Trình độ chuyên môn nhân viên
Số lượng lao động
(người) Tỷ lệ (%)
Trên Đại học 2 4
+ Đại hoc – cao dẳng 64 32
+ Trung cấp 22 11 + Công nhân 36 18 + Lao động phổ thông 75 37 Tổng cộng 199 + Nam 145 73 + Nữ 54 27
Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay của công ty là 199 người.
Người lao động trong công ty đều có hợp đồng lao động theo đúng quy định của luật lao động và được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định hiện hành của pháp luật về luật lao động và các khoản trợ cấp, thưởng, được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
Công ty thường xuyên quan tâm cải thiện điều kiện môi trường làm việc cho người lao động, thực hiện nghiêm túc công tác an toàn và bảo hộ lao động. Hàng năm, công ty có tổ chức khám sức khỏe để phân loại lao động, sắp xếp hợp lý.
Bảng 2.2.Cơ cấu cổ đông công ty.
TT Cổ Đông Số cổ phần sở hữu Tỷ lệ sở hữu