Đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn

Một phần của tài liệu :“ Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp (Trang 108)

I Các khoản phải thu ngắn hạn

3.2.4.Đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn

1. Tình hình trang bị tài sản cố định

3.2.4.Đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn

dụng vốn

Hiện nay công ty đang sử dụng chính sách bán chịu, nhằm tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa, cũng như tăng doanh thu. Qua phân tích, ta có thể thấy phải thu ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn (chiếm đến 38.43% trong tổng vốn lưu động) và đang có xu hướng tăng. Và chủ yếu là phải thu khách hàng. Nợ phải thu lớn sẽ làm tăng rủi ro thu hồi nợ, tiềm ẩn nguy cơ mất vốn, mà thực tế cho thấy, công ty đã phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi lên con số 7,354trđ trong năm 2014. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty nên:

 Xác định lại chính sách bán chịu, ngay trong quá trình ký kết hợp đồng, công ty cần đánh giá kỹ năng lực tài chính của khách hàng để đảm bảo khách hàng đủ khả năng thanh toán hay không. Tùy từng khách hàng và mức độ thân tín, thông qua các phân tích báo cáo tài chính của khách hàng, xếp hạng tín nhiệm để có những chính sách chiết khấu, thời gian bán chịu hợp lý.

 Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty cần lập sổ chi tiết, liên tục theo dõi các khách hàng, khi khách hàng nào sắp đến hạn cần phải thông báo nhắc nhở, và sớm thu hồi nợ, tránh tình trạng phát sinh nợ khó đòi, thậm chí mất vốn.

 Áp dụng nhiều hình thức thanh toán, khuyến khích thanh toán nhanh thì công ty cũng cần phải thắt chặt thêm kỷ luật thanh toán. Thực hiện biện pháp xử phạt thu tiền lãi trả chậm nếu khách hàng trả nợ quá số ngày quy định trong hợp đồng.

 Đối với các khoản nợ lớn, khó thu hồi được nợ công ty cần liên kết với các tổ chức mua bán nợ, để thu hồi vốn kịp thời

 Công ty cũng cần chú trọng hơn nữa trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thanh toán năng động, có trình độ, nhắm bắt thu thập các thông tin cần

thiết về kĩ năng thanh toán của khách hàng, nắm bắt được tỷ lệ chiết khấu tín dụng, lãi suất ngân hàng.

 Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính.

3.2.5. Kịp thời nâng cấp, đầu tư thay thế các thiết bị, tài sản cố định đã hao mòn, giá trị còn lại thấp, lạc hậu, tăng cường hiệu quả sử dụng VCĐ

Một phần của tài liệu :“ Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp (Trang 108)