Nâng cao khả năng thanh toán nhanh của công ty, tăng cường lượng tiền mặt tại quỹ

Một phần của tài liệu :“ Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp (Trang 106)

I Các khoản phải thu ngắn hạn

3.2.3.Nâng cao khả năng thanh toán nhanh của công ty, tăng cường lượng tiền mặt tại quỹ

1. Tình hình trang bị tài sản cố định

3.2.3.Nâng cao khả năng thanh toán nhanh của công ty, tăng cường lượng tiền mặt tại quỹ

lượng tiền mặt tại quỹ

Vốn bằng tiền là một bộ phận cấu thành nên tài sản ngắn hạn. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Nếu không quản lý tốt, sẽ dẫn đến rủi ro trong thanh toán của doanh nghiệp.

Trong năm 2014, khả năng thanh toán nhanh của công ty chỉ đạt 0.043. Khả năng thanh toán nhanh thấp. Đồng thời, lượng tiền mặt trong quỹ của công ty là khá ít, chỉ chiếm 4.17%, còn lại là tiền gửi ngân hàng. Những điều này có thể làm cho công ty không kịp đối phó với các khoản nợ đến hạn và quá hạn, các tình huống khẩn cấp mà chưa kịp làm thủ tục rút tiền ở ngân

hàng. Vì vậy, công ty cần nâng cao khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh và tăng lượng tiền mặt tại quỹ. Cụ thể:

 Cắt giảm quy mô nợ, khi vay cần lập kế hoạch đầy đủ, số lượng, thời gian, lãi suất,.. Có kế hoạch vay và trả nợ hợp lý, đầy đủ. Thực tế, nợ phải trả của công ty khá lớn, chiếm đến hơn 70% nguồn vốn, và tất cả đều là nợ ngắn hạn, làm nghĩa vụ phải trả nợ của công ty trong năm rất lớn. Việc vay quá nhiều nợ ngắn hạn sẽ gia tăng áp lực trả nợ liên tục lên công ty.Vì vậy, nếu công ty không có kế hoạch trả nợ phù hợp với tình hình hiện tại sẽ dẫn đến nguy cơ rủi ro tài chính, không thanh toán được nợ.

 Công ty cần lập các sổ sách chi tiết, theo dõi các khoản nợ, khoản nợ nào đến hạn cần phải ưu tiên thanh toán trước. Trả tiền gốc và lãi hàng kỳ đầy đủ cho các chủ nợ. Tránh tình trạng nợ quá hạn và bị phạt lãi trả chậm.

 Công ty cần đàm phán để có các điều khoản thanh toán dài hơn với những nhà cung cấp, thời gian thanh toán càng dài càng tốt, có thời gian gia hạn và hoãn nợ.

 Công ty cũng cần đẩy mạnh công tác giải phóng hàng tồn kho và thu hồi nợ phải thu nhằm để tăng lượng tiền mặt trong công ty, tăng tính thanh khoản các tài sản. Đồng thời xác định đúng đắn mức dữ trự tiền mặt hợp lý, tối thiểu đế đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của công ty trong năm.

 Bên cạnh đó, công ty cũng cần thực hiện công tác rút bớt tiền gửi ngân hàng nhập vào quỹ tiền mặt, tránh tình trạng gặp rủi ro thanh toán trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, tiền gửi ngân hàng vẫn phải là chủ yếu trong cơ cấu tiền mặt của công ty.

 Công ty cũng cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt, tránh bị mất mát, lợi dụng thực hiện cho các mục đích cá nhân. Phân định rõ ràng, tách bạch trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ. Việc xuất, nhập quỹ cần có các chứng từ hợp pháp, và do thủ quỹ thực hiện. Phải thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày. Theo dõi, quản lý chặt

chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán, phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng.

Một phần của tài liệu :“ Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp (Trang 106)