Giảm quy mô hàng tồn kho, tăng cường công tác quản trị hàng tồn kho

Một phần của tài liệu :“ Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp (Trang 104)

I Các khoản phải thu ngắn hạn

1. Tình hình trang bị tài sản cố định

3.2.2. Giảm quy mô hàng tồn kho, tăng cường công tác quản trị hàng tồn kho

Qua phân tích tình hình tồn kho dữ trự của công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp, chúng ta có thể thấy lượng tồn kho dữ trự của công ty khá lớn, đặc biệt là khoản mục hàng hóa (chiếm tới 51.81% trong khoản mục hàng tồn kho). Sở dĩ như vậy là do tình hình tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn, một phần nữa do dự báo sức tiêu thụ của các thiết bị công nghiệp sẽ được phục hồi và gia tăng vào quý I năm 2015. Việc dữ trự quá nhiều hàng hóa có thể gây ứ đọng vốn tồn kho, làm hao mòn giá trị hàng hóa, bị chi phối bởi ảnh hướng của tiến bộ khoa học – kĩ thuật, đặc biệt là các sản phẩm cơ khí. Vì vậy, công ty nên có các biện pháp để giải phóng hàng tồn kho, cụ thể:

 Thông qua tình hình các đơn hàng, hợp đồng kinh tế, lập phiếu khảo sát thị trường, từ đó xác định số lượng hàng hóa, thành phẩm cần sản xuất thêm, tránh tình trạng sản xuất dư thừa. Duy trì các mối quan hệ làm ăn với các công ty như công ty cổ phần phát triển điện lực Việt Nam, Công ty cổ phần thủy điện A vương, Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam,…

 Đẩy mạnh công tác tiêu thụ bằng cách sử dụng chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, tăng hoa hồng đại lý,…

 Định kỳ phải liên tục kiểm kê, đánh giá phẩm chất hàng tồn kho, kịp thời phát hiện những hư hỏng, hao hụt, mất mát, hàng hóa bị lỗi thời. Trong trường hợp hàng hóa bị lỗi thời, kém phẩm chất, cần phải loại bỏ, hoặc sửa chữa lại, tránh tình trạng khi đưa ra thị trường các hàng hóa không đủ chất lượng, làm giảm uy tín của công ty.

 Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Chất lượng sản phẩm tốt, sẽ tạo được uy tín, hình ảnh của công ty. Để làm được điều này, công ty cần phải liên tục đổi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Song hành với việc nâng cao chất lượng sản phẩm là cắt giảm các chi phí sản xuất không cần thiết, nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường nội địa, đặc biệt là với các mặt hàng cùng loại xuất xứ từ Trung quốc.

Đối với khoản mục nguyên vật liệu, lượng tồn kho nguyên vật liệu của công ty cũng chiếm tỷ trọng khá lớn (chiếm 22.15% tỷ trọng hàng tồn kho), và đang có xu hướng tăng nhanh (Tăng đến 93.41% ), việc dữ trự một lượng lớn nguyên vật liệu là một điều tốt cho công ty, việc này có thể tránh được các biến động về giá và thuế nhập khẩu ( do hầu hết nguyên vật liệu của công ty là nhập khẩu). Tuy nhiên, công ty đang trong thời kì cắt giảm sản xuất, nên việc dự trữ nhiều nguyên vật liệu là không cần thiết, điều này làm cho quy mô Hàng tồn kho tăng lên. Vì vậy, để giảm bớt nguyên vật liệu tồn kho, công ty có thể tìm các đối tác uy tín, cung cấp nguyên vật liệu dồi dào, đáng tin cậy. Hoặc liên doanh, liên kết, tăng cường sản xuất, nhằm giảm quy mô nguyên vật liệu tồn kho nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu sản xuất, mục tiêu của công ty.

Ngoài ra, công ty cần thường xuyên trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Việc trích lập cũng phải có sự tính toán, phù hợp với tình hình hàng tồn kho hiện tại và tình hình tiêu thụ trong tương lai.

Một phần của tài liệu :“ Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w