0
Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu :“ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP (Trang 60 -60 )

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

2.2.1. Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty

2.2.1.1. Tình hình vốn kinh doanh

Tình hình vốn kinh doanh của công ty được thể hiện ở bảng 2.5, Bảng cơ cấu sự biến động tài sản của Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp.

Thông qua bảng 2.5, ta có thể thấy:

Xem xét về quy mô vốn kinh doanh, vốn kinh doanh của công ty cuối năm 2014 tăng lên so với cuối năm 2013. Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2014, Tổng vốn kinh doanh của công ty là 109,483.4 trđ, tăng 4899.95 trđ so với năm 2013 (tương ứng với tỷ lệ tăng là 4.69%). Trong đó, vốn lưu động tăng 10266.29 trđ ( tương ứng với tỷ lệ tăng là 14.79%), ngược lại, vốn cố định lại giảm 1 lượng là 5336.34 trđ (tương ứng với Tỷ lệ giảm là 15.26%. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do:

- Trong năm 2014, vốn lưu động tăng chủ yếu là do ảnh hưởng của việc tăng các khoản phải thu và một phần tăng của TSNH khác (mà cụ thể là các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn).

Trong năm 2014, do chịu sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế, việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, vì vậy, giá trị sổ sách hàng tồn kho của công ty cuối năm 2014 là 47,855.34 trđ, tăng 3,824.49 trđ so với thời điểm đầu năm.

Tuy nhiên, do công ty đã lường trước việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn, nên đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lên tới 7,354.01 trđ trong năm 2014, làm cho giá trị thuần của hàng tồn kho vào thời điểm 31/12/2014 chỉ còn 40,501.33 trđ, giảm 3,129.52 trđ so với thời điểm đầu năm.

- Tài sản dài hạn cuối năm đạt 29,800.14 trđ, giảm 5,366.34 trđ so với thời điểm đầu năm ( ứng với tỉ lệ giảm là 16.19%). Trong đó, tài sản cố định giảm 5694.36trđ, tương ứng với tỷ lệ giảm là 16.19%. Khoản mục tài sản dài hạn khác tăng 328.02trđ. Mặc dù công ty đã tăng đầu tư vào tài sản cố định ( Làm nguyên giá tài sản cố định tăng từ 55,060.52 trđ lên 57,568.88 trđ), tuy nhiên, do trong năm 2014 công ty thực hiện trích khấu hao nhanh các tài sản cố định của nhà máy Quy chế II bao gồm cả nhà cửa vật kiến trúc và tài sản cố định vô hình. Việc trích khấu hao nhanh làm chi phí khấu hao tăng tương ứng so với mức trích theo đăng kí là 1,306 trđ, điều này đã làm giảm vốn cố định từ 35,166.48 trđ xuống 29,472.12 trđ.

Bảng 2.5.Bảng cơ cấu và sự biến động tài sản của Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp. TÀI SẢN 31/12/2014 Trđ 31/12/2013 Trđ Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%)

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 79,683.26 72.78 69,416.97 66.37 10,266.29 14.79 6.41

I Tiền và các khoản tương đường tiền 3,323.82 4.17 1,261.17 1.82 2,062.65 163.55 2.35

1 Tiền 3,323.82 100.00 1,261.17 100.00 2,062.65 163.55 0.00

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0.00 0.00 0.00

II

I Các khoản phải thu ngắn hạn 30,621.28 38.43 23,992.07 34.56 6,629.21 27.63 3.87

1 Phải thu của khách hàng 32,483.68 106.08 25,136.30 104.77 7,347.38 29.23 1.312 Trả trước cho người bán 0.00 5.78 0.02 -5.78 -100.00 -0.02 2 Trả trước cho người bán 0.00 5.78 0.02 -5.78 -100.00 -0.02 5 Các khoản phải thu khác 0.00 62.49 0.26 -62.49 -100.00 -0.26 6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) -1,862.40 -6.08 -1,212.50 -5.05 -649.90 53.60 -1.03

IV Hàng tồn kho 40,501.33 50.83 43,630.85 62.85 -3,129.52 -7.17 -12.03

1 Hàng tồn kho 47,855.34 118.16 44,030.85 100.92 3,824.49 8.69 17.242 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) -7,354.01 -18.16 -400.00 -0.92 -6,954.01 1,738.50 -17.24 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) -7,354.01 -18.16 -400.00 -0.92 -6,954.01 1,738.50 -17.24

V Tài sản ngắn hạn khác 5,236.84 6.57 532.87 0.77 4,703.97 882.75 5.80

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 0.00 4.00 0.75 -4.00 -100.00 -0.752 Thuế GTGT được khấu trừ 94.89 1.81 80.58 15.12 14.31 17.75 -13.31 2 Thuế GTGT được khấu trừ 94.89 1.81 80.58 15.12 14.31 17.75 -13.31 5 Tài sản ngắn hạn khác 5,141.95 98.19 448.29 84.13 4,693.66 1,047.01 14.06

B TÀI SẢN DÀI HẠN 29,800.14 27.22 35,166.48 33.63 -5,366.34 -15.26 -6.41

I Các khoản phải thu dài hạn 0.00 0.00 0.00

II Tài sản cố định 29,472.12 98.90 35,166.48 100.00 -5,694.36 -16.19 -1.10

1 Tài sản cố định hữu hình 25,589.66 86.83 29,863.79 84.92 -4,274.13 -14.31 1.91

- Nguyên giá 57,568.88 224.97 55,060.52 184.37 2,508.36 4.56 40.60

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) -31,979.22 -124.97 -25,196.73 -84.37 -6,782.49 26.92 -40.60

3 Tài sản cố định vô hình 3,882.46 13.17 5,302.69 15.08 -1,420.23 -26.78 -1.91

- Nguyên giá 4,850.99 124.95 7,212.86 136.02 -2,361.87 -32.75 -11.08

- Giá trị hao mòn lũy kế -968.53 -24.95 -1,910.17 -36.02 941.64 -49.30 11.08

II

I Bất động sản đầu tư 0.00 0.00 0.00

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0.00 0.00 0.00

V Tài sản dài hạn khác 328.02 1.10 0.00 328.02 1.10

Do vậy, cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi: tỷ trọng TSNH tăng từ 66.37%( vào thời điểm đầu năm 2014) lên 72.78% (vào thời điểm cuối năm), tức là tăng 6.41%, tỉ trọng TSDH giảm tương ứng, từ 33.63% xuống còn 27.22%

Để có thể đánh giá được việc tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn một cách toàn diện cần phải nghiên cứu gắn với sự biến động và cơ cấu nguồn VKD của công ty .

2.2.1.2. Tình hình nguồn vốn kinh doanh

Tình hình nguồn vốn kinh doanh được thể hiện ở bảng 2.6, bảng cơ cấu và sự biến động nguồn vốn kinh doanh.

Dựa vào bảng 2.6, ta có thể thấy:

Cuối năm 2014, tổng nguồn vốn kinh doanh là 109,483.4 trđ, tăng 4,899.96 trđ so với thời điểm đầu năm.Tỷ lệ tăng là 4.69%, tương ứng với mức tăng của tổng tài sản. Nguồn vốn của công ty tăng là do cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tăng lên, nhưng chủ yếu là do ảnh hưởng của nợ phải trả.

Cụ thể:

Nợ phải trả cuối năm 2014 là 77,874.11 trđ, tăng 4,816.64 trđ so với đầu năm 2014 (tương ứng với tỷ lệ tăng là 6.59%).Trong đó, 100% là nợ ngắn hạn.Như vậy, sự biến động của nợ ngắn hạn chính là nguyên nhân dẫn đến sự biến động nợ phải trả. Nợ ngắn hạn (mà chủ yếu là vay và nợ ngắn hạn) cuối năm 2014 là 77,874.11 trđ, tăng 13,902.06 trđ so với đầu năm. Điều này là do trong năm công ty đã huy động thêm các khoản nợ ngắn hạn (các khoản vay ngắn hạn ngân hàng) nhằm bổ sung cho nhu cầu vốn lưu động bị thiếu hụt, cũng như để chi trả các khoản chi phí mua ngoài.

Bảng 2.6.Bảng cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp. NGUỒN VỐN 31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch Số tiền (trđ) Tỉ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỉ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỉ lệ(%) Tỉ trọng (%) A NỢ PHẢI TRẢ 77,874.11 71.13 73,057.47 69.86 4,816.64 6.59 1.27 I Nợ ngắn hạn 77,874.11 100.00 63,972.05 87.56 13,902.06 21.73 12.44 1 Vay và nợ ngắn hạn 60,617.91 77.84 51,110.21 79.89 9,507.70 18.60 -2.05 2 Phải trả người bán 12,628.72 16.22 8,895.70 13.91 3,733.02 41.96 2.31

3 Người mua trả tiền trước 811.43 1.04 1,065.85 1.67 -254.42 -23.87 -0.62

4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 410.08 0.53 1,029.34 1.61 -619.26 -60.16 -1.08

5 Phải trả người lao động 1,487.84 1.91 188.94 0.30 1,298.90 687.48 1.62

6 Chi phí phải trả 606.58 0.78 177.51 0.28 429.07 241.72 0.50

9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 761.76 0.98 806.32 1.26 -44.56 -5.53 -0.281 1

1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 549.79 0.71 698.18 1.09 -148.39 -21.25 -0.39

II Nợ dài hạn 0.00 9,085.42 12.44 -9,085.42 -100.00 -12.44

4 Vay và nợ dài hạn 0.00 9,085.42 100.00 -9,085.42 -100.00 -100.00

B VỐN CHỦ SỞ HỮU 31,609.29 28.87 31,525.97 30.14 83.32 0.26 -1.27

I Vốn chủ sở hữu 31,609.29 100.00 31,525.97 100.00 83.32 0.26 0.00

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 32,000.00 101.24 32,000.00 101.50 0.00 0.00 -0.27

2 Thặng dư vốn cổ phần -474.03 -1.50 -1,631.16 -5.17 1,157.13 -70.94 3.67

7 Quỹ đầu tư phát triển 0.00 798.91 2.53 -798.91 -100.00 -2.53

8 Quỹ dự phòng tài chính 0.00 288.21 0.91 -288.21 -100.00 -0.91

1

0 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 83.32 0.26 70.01 0.22 13.31 19.02 0.04

II Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.00 0.00 0.00 0.00

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 109,483.40 100.00 104,583.44 4,899.96 4.69 100.00

Vốn chủ sở hữu tính đến thời điểm 31/12/2014 là 31,609.29 trđ, tăng 83.32 trđ so với thời điểm 31/12/2013, tương ứng với tỉ lệ tăng nhẹ là 0.26%. Trong đó, hoàn toàn là vốn của chủ sở hữu bỏ ra, không có các nguồn kinh phí và quỹ khác.

Xét về mặt cơ cấu nguồn vốn, tốc độ tăng của nợ phải trả (6.59%) lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (0.26%) làm cơ cấu vốn của công ty có sự thay đổi, tỷ trọng nợ phải trả tăng 1.27%, tương ứng là tỉ trọng vốn chủ sở hữu giảm 1.27%, tuy nhiên, sự biến động này là không lớn. Ở cả 2 năm, tỉ trọng nợ phải trả lớn gấp 2 lần vốn chủ sở hữu, cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty khá cao, tuy nhiên, đồng nghĩa với việc này là khả năng tự chủ tài chính của công ty sẽ giảm.

Như vậy, sau khi xem xét cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty trong năm vừa qua, ta có thể đưa ra những nét khái quát chính tình hình tài chính của công ty như sau:

Về vốn kinh doanh:Năm 2014, cơ cấu vốn vẫn chủ yếu tập trung vào tài sản

ngắn hạn, và có xu hướng tăng tài sản ngắn hạn và giảm tài sản dài hạn. Hàng tồn kho của công ty còn chiếm tỷ trọng khá lớn, vì vậy, nhà quản lý cần có các biện pháp kịp thời để giải quyết hàng tồn kho, tránh tình trạng gây ứ đọng vốn.

Về nguồn VKD: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh đang nghiêng dần về giảm

Vốn chủ sở hữu, sử dụng nhiều hơn nguồn vốn vay, mà cụ thể là nguồn vốn vay ngắn hạn. Và nguồn vốn vay vẫn là nguồn tài trợ chủ yếu. Sử dụng vốn vay có thể làm khuếch đại tỷ suất sinh lời, gia tăng áp lực trả nợ, giúp cho nhà đầu tư kinh doanh hiệu quả hơn, tuy nhiên, chính điều đó cũng làm tăng rủi ro tài chính của công ty nếu việc kinh doanh không có hiệu quả. Vì vậy, các nhà quản lý của công ty cần tính toán, lựa chọn tỷ trọng nguồn vốn hợp lý để vừa phát huy hiệu quả của đòn bẩy tài chính, vừa đảm bảo an toàn tài chính của công ty.

2.2.1.3. Mô hình tài trợ vốn kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp

Để đảm bảo quá trình SXKD được tiến hành thường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyên phải có một lượng TSCĐ nhất định trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm, thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng. Những tài sản lưu động này được gọi là tài sản lưu động thường xuyên.Các tài sản này được tài trợ bởi nguồn vốn lưu đông thường xuyên.

Bảng 2.7. Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty

ĐVT: triệu đồng ST T Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Tài sản ngắn hạn 79,683.26 69,416.97 10,266.30 14.79 2 Nợ ngắn hạn 77,874.11 63,972.04 13,902.07 21.73 3 Tài sản dài hạn 29,800.14 35,166.47 -5,366.33 -15.26 4 NV DH = Nợ DH +VCSH 31,609.29 40,611.39 -9,002.10 -22.17 5 Nguồn VLĐTX = (1) - (2) = (4) - (3) 1,809.15 5,444.93 -3,635.77 -66.77

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC năm 2014 Cty CP kinh doanh thiết bị công nghiệp)

Biểu đồ 2.1.Mô hình tài trợ VKD của Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp. Nguồn VLĐTX TSNH 79,783trđ TSDH: 29,800trđ Nguồn vốn ngắn hạn 63,972trđ Nguồn vốn dài hạn 40,611trđ

Qua bảng 2.7 cũng như biểu đồ 2.1, ta có thể thấy nguồn VLĐTX của công ty đều dương cả hai thời điểm đầu năm (5,444.93 trđ) và cuối năm (1,809.15 trđ), và đang có xu hướng giảm đi. Mặc dù tài sản dài hạn và nguồn vốn dài hạn đều giảm, nhưng tốc độ giảm của nguồn vốn dài hạn lớn hơn tốc độ giảm của tài sản dài hạn, điều này đã làm cho Nguồn vốn lưu động thường xuyên giảm 3,635.77 trđ (tương ứng với tỉ lệ giảm là 66.77%). Nguyên nhân dẫn đến điều này là do đặc thu của công ty là công ty là có chu kì sản xuất ngắn, vì vậy, công ty chủ yếu là sử dụng các nguồn vốn vay ngắn hạn ( chủ yếu ở ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một phần nhỏ khác ở Vietcom bank và Viettin bank) cũng như các nguồn vốn chiếm dụng để phục vụ cho một chu kì kinh doanh.

Nguồn VLĐTX của cả 2 năm đều dương, điều này cho thấy công ty vẫn đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, tức là đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn. Đây có thể coi là một chính sách tài trợ khá an toàn của công ty. Chính sách tài trợ này tạo ra độ an toàn cho công ty trong kinh doanh, đảm bảo tình hình tài chính vững chắc, giúp công ty tăng khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Một phần của tài liệu :“ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP (Trang 60 -60 )

×