I Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Tình hình trang bị tài sản cố định
3.2.1. Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo xu hướng giảm thấp hệ số nợ
Vốn là một vai trò rất quan trọng của mọi DN khi thực hiện SXKD, nhu cầu vốn thường rất lớn nhưng khả năng huy động thì thường có hạn, do đó yêu cầu đặt ra cho các nhà quản lý DN đó là lập kế hoạch huy động vốn và xây dựng cơ cấu nguồn tài trợ một cách hợp lý, khai thác triệt để các nguồn lực bên trong, tận dụng tối đa các nguồn lực bên ngoài, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn.
Qua phân tích về tình hình nguồn vốn của công ty, ta có thể thấy, nợ phải trả của công ty của cả 2 năm 2014 và 2013 đều xấp xỉ 70%, và chủ yếu là nợ ngắn hạn. Việc huy động nhiều nợ thể hiện mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính lớn. Đây là một vấn đề mà công ty cần hết sức lưu ý. Bởi đòn bẩy tài chính có thể khuếch đại ROE, nhưng cũng có thể làm giảm sút nhanh hơn tỷ suất lợi nhuận nếu công ty làm ăn thua lỗ. Sử dụng tín dụng ngắn hạn đòi hỏi công ty phải có nghĩa vụ thanh toán lãi vay và hoàn trả vốn gốc trong thời gian ngắn. Nếu tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn công tác quản lý vốn không tốt sẽ dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, dẫn đến vỡ
nợ, làm mất uy tín với các chủ nợ. Vì thế, để điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm hệ số nợ, Công ty có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Huy động tối đa từ những nguồn lực bên trong như lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khấu hao TSCĐ. Tuy nhiên, việc sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư phải phù hợp với chính sách cổ tức và mức độ tăng trưởng của công ty.
Công ty có thể huy động bằng thêm bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thường mới ra bên ngoài thị trường, với quyền ưu tiên mua cổ phiếu cho các cổ đông trong công ty để bảo vệ quyền lợi và quyền kiểm soát cho các cổ đông.
Thay vì việc đi vay các tổ chức tín dụng bên ngoài, công ty có thể thực hiện đi chiếm dụng nguồn vốn từ các khách hàng. Sử dụng hình thức này, công ty vừa có vốn để đảm bảo sản xuất kinh doanh, chi phí sử dụng vốn thấp. Tuy nhiên, công ty cũng nên xem xét việc trả chậm hay là thực hiện trả sớm tiến hàng để được hưởng chiết khấu thanh toán.
Trong trường hợp vay các tổ chức tín dụng bên ngoài, cần lựa chọn các tổ chức có uy tín, có mối quan hệ làm ăn lâu dài, để có được lãi suất ưu đãi nhất, và có thể hoãn nợ, gia hạn nợ nếu nợ đến hạn. Hiện tại công ty đang có mối quan hệ tín dụng lâu dài với Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV, vì vậy, công ty cần duy trì mối quan hệ này.
Sử dụng đúng và phân bổ hợp lý nguồn vốn, tránh tình trạng sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn, vi phạm nguyên tắc cân bằng tài chính, làm tăng rủi ro tài chính trong công ty.
Song hành thực hiện các giải pháp trên, công ty cần quản lý tốt các nguồn vay nợ. Lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn một cách hợp lý, tránh tình trạng nợ đến hạn và quá hạn.