Chỉ tiêu về quản trị vốn lưu độngcủa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu :“ Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp (Trang 34)

5. Lập kế hoạch sửa chữa lớn, thanh lý, nhượng bán

1.2.3.3.Chỉ tiêu về quản trị vốn lưu độngcủa doanh nghiệp

Trong quá trình sản xuất- kinh doanh, VLĐ vận động không ngừng và thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình sản xuất (dự trữ - sản xuất - tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao tăng cường quản trị vốn.Dưới đây là các chỉ tiêu đánh giá về việc quản trị vốn lưu động của doan nghiệp.

Tốc độ luân chuyển VLĐ:

Phản ánh hiệu suất của sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. VLĐ luân chuyển càng nhanh thì tăng cường quản trị vốn càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này được biểu hiện bằng 2 chỉ tiêu là số lần luân chuyển VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ.

Số lần luân chuyển VLĐ ( hay số vòng quay VLĐ ):

Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ _Số lần luân chuyển VLĐ =

Số dư bình quân VLĐ trong kỳ

Thông thường: Tổng mức luân chuyển VLĐ trong năm = Doanh thu thuần.

Số dư VLĐ bình quân được xác định bằng phương pháp bình quân số học. Chỉ tiêu phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của VLĐ thực hiện được trong 1 thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Số vòng quay càng nhiều thì VLĐ luân chuyển càng nhanh, hoạt động tài chính càng tốt, doanh nghiệp càng cần ít vốn và tỷ suất lợi nhuận càng cao.

Số ngày trong kỳ (360) Kỳ luân chuyển VLĐ =

Số vòng quay VLĐ trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện một lần luân chuyển hay độ dài thời gian của một vòng quay VLĐ trong kỳ.

 Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn: Phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ so sánh so với kỳ gốc.

VTK = x (K1 –K0 )

Trong đó:VTK: số VLĐ có thể tiết kiệm hay phải tăng thêm do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh với kỳ gốc.

M1 : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh ( kỳ kế hoạch) K1: là số ngày một vòng quay VLĐ kỳ so sánh

K0: là số ngày một vòng quay VLĐ kỳ gốc

Hàm lượng VLĐ:Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về

bán hàng cần bao nhiêu VLĐ.

Số VLĐ bình quân Hàm lượng VLĐ =

Doanh thu thuần trong kỳ

Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh số vòng quay các khoản phải thu được thực hiện trong một kỳ nhất định, thường tính là một năm. Chi tiết về chỉ tiêu này được phản ánh qua 2 chỉ tiêu Vòng quay các khoản phải thu và Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp.

Vòng quay các khoản phải thu.

Doanh thu bán chịu bình quân 1 ngày Vòng quay các khoản phải thu =

Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh.Nhìn chung, hệ số này cao là tốt. Vòng quay các khoản phải thu cao thể hiện doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, doanh nghiệp quản lý và thu hồi tốt các khoản phải thu.

Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng.

360 Kỳ thu tiềntrung bình (ngày)=

Vòng quay các khoản phải thu

Hàng tồn kho: chỉ tiêu này phản ánh sự quay vòng hàng tồn kho của doanh

nghiệp, nó được phản ánh qua 2 chỉ tiêu là Số vòng quay hàng tồn kho và Độ dài một vòng quay hàng tồn kho.

Số vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho= (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại,thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm.

Độ dài một vòng quay hàng tồn kho (ngày):

360 Độ dài một vòng quay hàng tồn kho=

Số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này nhằm nhận định xem hàng hóa có bị chậm luân chuyển, mất phẩm chất, cũ kỹ, lạc hậu, khó tiêu thụ hay không.

Các hệ số về khả năng thanh toán:

Tình hình tài chính của doanh nghiệp được đánh giá là lành mạnh trước hết phải được thể hiện ở khả năng chi trả, vì vậy ta đi xem xét việc quản trị vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán của TSLĐ với các khoản nợ ngắn hạn.

Tổng tài sản lưu động Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn=

Nợ ngắn hạn

Trong đó:

+ Tổng tài sản lưu động bao hàm cả khoản đầu tư ngắn hạn.

+ Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong khoản thời gian dưới 12 tháng, bao gồm các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, phải trả cho công nhân viên, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác có thời hạn dưới 12 tháng.

Để đánh giá hệ số này cần dựa vào hệ số trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành. Hệ số này ở các ngành nghề kinh doanh khác nhau thì có sự khác nhau. Hệ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho. Hệ số này được xác định bằng công thức sau:

Tài sản ngắn hạn- hàng tồn kho Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Tiền + các khoản tương đương tiền Hệ số thanh toán tức thời =

Chỉ số này đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng, không gặp rủi ro lớn.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.

EBIT

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay=

Số lãi tiền vay phải trả trong kì

Chỉ tiêu này là một trong số những chỉ tiêu được các ngân hàng rất quan tâm khi thẩm định vay vốn của khách hàng. Do đó, chỉ tiêu này có ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm và lãi suất vay vốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu :“ Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp (Trang 34)