Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty

Một phần của tài liệu :“ Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp (Trang 67)

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

2.2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty

2.2.2.1. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động (VLĐ) là một bộ phận quan trọng của VKD, quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty.Vì vậy, việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả VLĐ là hết sức cần thiết trong tình hình nền kinh tế thị trường hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả sxkd của doanh nghiệp.

Qua bảng 2.8, ta có thể thấy tại thời điểm 31/12/2014, VLĐ là 79,683.26 trđ, tăng 10,266.29 trđ so với thời điểm đầu năm (tương ứng với tỷ lệ tăng là 14.79%).Vốn lưu động chiếm đến 72.78% trong tổng tài sản. Trong VLĐ,

hàng tồn kho vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu VLĐ (chiếm đến 50.83% cuối năm 2014 và 62.85% vào đầu năm 2014). VLĐ tăng chủ yếu là do chịu sử ảnh hưởng của các khoản mục như hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản dài hạn khác. Cụ thể:

Hàng tồn kho là chỉ tiêu chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động. Vào thời điểm cuối năm, hàng tồn kho của công ty là 47,855.34 trđ, tăng 3,824.49 trđ so với thời điểm đầu năm ( tương ứng với tỉ lệ tăng là 8.69%), nguyên nhân dẫn đến điều này là do chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế, việc tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là gặp phải sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, do trong năm công ty đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, đã làm cho giá trị thuần của hàng tồn kho cuối năm 2014 đạt 40,501.33 trđ, giảm 3,129.52 trđ so với thời điểm đầu năm.

Các khoản phải thu ngắn hạn là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau hàng tồn kho trong tổng vốn lưu động. Vào thời điểm cuối năm 2014, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty là 30,621trđ (chiếm 38.43% trong tổng vốn lưu động), tăng 6,629trđ so với thời điểm đầu năm (tương ứng với tỷ lệ tăng là 27.63%). Tốc độ tăng các khoản phải thu nhanh như vậy là do trong năm 2014, công ty đã phải sử dụng chính sách bán chịu cho khách hàng (phải thu khách hàng chiếm đến 106.08% trong tổng nợ phải thu ngắn hạn), nhằm giải quyết một phần lượng hàng tồn kho, cũng như chiếm lĩnh lại thị trường, nâng cao vị thế cạnh tranh. Do nợ phải thu tăng nhanh, nên công ty đã trích lập dự phòng nợ phải thu ngắn hạn khó đòi là 1,862trđ, tăng 650trđ so với thời điểm đầu năm.

Bảng 2.8.Cơ cấu và sự biến động khoản mục vốn lưu động của công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp. TÀI SẢN 31/12/2014 Trđ 31/12/2013 Trđ Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền

Tỷ lệ

(%) Tỷ trọng (%)

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 79,683.26 72.78 69,416.97 66.37

10,266.2

9 14.79 6.41

I Tiền và các khoản tương đường tiền 3,323.82 4.17 1,261.17 1.82 2,062.65 163.55 2.35

1 Tiền 3,323.82 100.00 1,261.17 100.00 2,062.65 163.55 0.00

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0.00 0.00 0.00

II

I Các khoản phải thu ngắn hạn 30,621.28 38.43 23,992.07 34.56 6,629.21 27.63 3.87

1 Phải thu của khách hàng 32,483.68 106.08 25,136.30 104.77 7,347.38 29.23 1.31

2 Trả trước cho người bán 0.00 5.78 0.02 -5.78 -100.00 -0.02

5 Các khoản phải thu khác 0.00 62.49 0.26 -62.49 -100.00 -0.26

6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) -1,862.40 -6.08 -1,212.50 -5.05 -649.90 53.60 -1.03

IV Hàng tồn kho 40,501.33 50.83 43,630.85 62.85 -3,129.52 -7.17 -12.03

1 Hàng tồn kho 47,855.34 118.16 44,030.85 100.92 3,824.49 8.69 17.24

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) -7,354.01 -18.16 -400.00 -0.92 -6,954.01 1,738.50 -17.24

V Tài sản ngắn hạn khác 5,236.84 6.57 532.87 0.77 4,703.97 882.75 5.80

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 0.00 4.00 0.75 -4.00 -100.00 -0.75

2 Thuế GTGT được khấu trừ 94.89 1.81 80.58 15.12 14.31 17.75 -13.31

5 Tài sản ngắn hạn khác 5,141.95 98.19 448.29 84.13 4,693.66 1,047.01 14.06

Tài sản ngắn hạn khác cuối năm đạt 5,236.84 trđ, tăng đến 4,703.97 trđ so với thời điểm đầu năm (tương ứng với tỷ lệ tăng đột biến là 882.75%). Mà nguyên nhân chủ yếu là do các khoản Ký cược, ký quỹ ngắn hạn tăng nhanh. Chúng ta có thể thấy điều này qua bảng 2.9.

Bảng 2.9.Cơ cấu và sự biến động khoản mục tài sản ngắn hạn khác.

ĐVT: triệu đồng

STT T

Cơ cấu và sự biến động TSNH khác 31/12/201 4 31/12/201 3 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ 1 Tạm ứng 448.74 447.62 1.12 0.25 2 Ký cược, ký quỹ ngắn hạn 4,693.21 0.68 4,692.53 694432.79

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC năm 2014 Cty CP kinh doanh thiết bị công nghiệp)

Khoản Ký cược, ký quỹ ngắn hạn khác tăng với tốc độ rất nhanh, chỉ từ 0.675trđ vào thời điểm tăng lên đến 4,693.21trđ vào thời điểm cuối năm, tương ứng với tỉ lệ tăng là 6944332.79%.

Khoản mục tiền và tương đương tiền cuối năm đạt 3,323.82 trđ, tăng 2,062.85 trđ so với thời điểm đầu năm (tương ứng với tỷ lệ tăng là 163.55%).

Qua phân tích ta thấy, cơ cấu VLĐ khá phù hợp với đặc điểm của ngành: có tỷ trọng tập trung chủ yếu ở khâu dữ trự sản xuất và khâu lưu thông. Các khoản phải thu ngắn hạn và HTK luôn là hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất và giữ vai trò then chốt trong kết cấu VLĐ của công ty. Tuy nhiên, HTK chiếm tỉ trọng lớn, đồng thời đang có xu hướng tăng là một vấn đề công ty cần xem xét, chú trọng, tránh để HTK bị ứ đọng. Bênh cạnh đó, công ty cũng cần chú ý đến các khoản phải thu ngắn hạn, cần thường xuyên kiểm tra, tránh trường hợp rủi ro không thu hồi được nợ, ảnh hưởng tới khả năng thanh toán cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ.

Để đánh giá sát tình hình quản lý, sử dụng VLĐ của công ty ta cần đi sâu nghiên cứu, phân tích từng khoản mục.

Tình hình quản trị vốn tồn kho dự trữ.

Hàng tồn kho là một khoản mục rất quan trọng trong vốn lưu động, là nơi giữ trự cho các khâu của quá trình kinh doanh, đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục. Vì vậy, việc duy trì một lượng tồn kho hợp lý là rất cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động SXKD.

Hàng tồn kho cuối năm 2014 (giá trị sổ sách chưa tính đến dự phòng giảm giá HTK) là 47,855.33 trđ, tăng 3,824.48 trđ so với thời điểm đầu năm (tương ứng với tỷ lệ tăng 8.69%). Tuy nhiên, do trong năm công ty đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nên giá trị thuần của hàng tồn kho vào thời điểm cuối năm chỉ còn 40,501.33 trđ, giảm 3,129.52 trđ so với thời điểm đầu năm.

Đề hiểu rõ hơn, chúng ta đi tìm hiểu cụ thể sự biến động cơ cấu hàng tồn kho của công ty thông qua bảng 2.10.

Qua bảng 2.10, ta có thể thấy nếu như trong năm 2013 khoản mục nguyên vật liệu chỉ chiếm 12.45% trong tổng giá trị hàng tồn kho thì đến cuối năm 2014 con số này là 22.15%. Khoản mục này tại thời điểm cuối năm đạt 10,600.99 trđ tăng 5,119.77 trđ so với thời điểm đầu năm, tương ứng với tỷ lệ tăng là 93.41%.Ngược lại với điều này, công cụ dụng cụ không biến động nhiều. Sở dĩ có điều này là do công ty gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nên công ty đã giảm bớt sản xuất thêm sản phẩm mới, mà chủ yếu tăng dữ trự nguồn nguyên vật liệu nhằm chờ đợi thời cơ, cũng như tránh được sự biến động về giá cả thị trường.

Các khoản mục trong khâu sản xuất cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là hàng hóa. Cụ thể:

Thành phẩm cuối năm 2014 đạt 7,089.41 trđ, tăng 1,156.52 trđ so với thời điểm đầu năm(tương ứng với tỷ lệ tăng là 19.49%), chiếm tỷ

Bảng 2.10.Bảng cơ cấu và sự biến động khoản mục hàng tồn kho của công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp.

STT Chỉ tiêu

Cuối năm Đầu năm Chênh lệch

Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) 1 Nguyên liệu, vật liệu 10,600.99 22.15 5,481.22 12.45 5,119.77 93.41 9.70 2 Công cụ, dụng cụ 3,673.72 7.68 3,497.07 7.94 176.65 5.05 -0.27 3

Chi phí sx kinh doanh dở

dang 1,035.55 2.16 1,751.58 3.98 -716.03 -40.88 -1.81 4 Thành phẩm 7,089.41 14.81 5,932.89 13.47 1,156.52 19.49 1.34 5 Hàng hóa 24,796.01 51.81 26,517.10 60.22 -1,721.09 -6.49 -8.41 6 Hàng gửi bán 659.65 1.38 850.99 1.93 -191.34 -22.48 -0.55 47,855.33 100.00 44,030.85 100 3,824.48 8.69 0.00

trọng 14.81% trong tổng giá trị hàng tồn kho.

- Hàng hóa là khoản mục chiếm tỉ trọng lớn nhất trong hàng tồn kho, chiếm đến 51.81% vào thời điểm cuối năm 2014 (đạt 24,796.01 trđ) và 60.22% vào thời điểm năm 2013 (đạt 26,517.1 trđ). Hàng hóa đang có xu hướng giảm xuống, nhưng tốc độ giảm khá thấp, chỉ có 6.49%, điều này là do tình hình tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.

Các khoản mục thành phẩm và Hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do một phần tình hình tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, một phần công ty nhân thấy được nhiều tín hiệu tốt từ thị trường, tình hình kinh tế đang dần hồi phục, sức mua tăng lên vào đầu năm 2015, công ty đã dự trữ hàng hóa, thành phẩm, nhằm kịp thời cung ứng sản phẩm cho các khách hàng, nắm bắt lấy cơ hội kinh doanh.

Tuy nhiên, việc dự trữ quá nhiều hàng tồn kho vào thời điểm cuối năm 2014 cũng là một vấn đề mà công ty nên xem xét lại. Bởi dữ trự hàng tồn kho quá nhiều, đặc biệt là hàng hóa có thể dẫn đến:

- Gây ứ đọng vốn

- Phát sinh thêm các khoản chi phí bảo quản, chi phí lưu kho

- Hàng hóa để lâu trong kho có thể dẫn đến hao mòn giá trị

- Quy mô VLĐ trở nên cồng kềnh có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng VLĐ kém

- Bị chi phối bởi các tiến bộ công nghệ kĩ thuật, đặc biệt là trong ngày cơ khí. Hàng tồn kho nhiều, vì vậy, công ty đã tăng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (con số trích lập năm 2014 là 7,354.01 trđ, tăng 6,954.01 trđ so với năm 2013). Như vậy, có thể coi đây là một việc làm rất đúng đắn và an toàn của công ty.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tồn kho của công ty, ta đi phân tích mối quan hệ giữa HTK với hoạt động SXKD của công ty thông qua các chỉ tiêu số vòng quay HTK và kỳ luân chuyển HTK.

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013 Chênh lệch 1.Giá vốn hàng bán (Trđồng) 175,922.78 156,862.65 19,060.13 2.HTK bình quân (Trđồng) 42,066.09 48,407.51 -6,341.42 3. Vòng quay HTK (vòng) 4.18 3.24 0.94 4. Số ngày HTK quay 1 vòng (ngày) 86 111 -25.01

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC năm 2014 và 2013 Cty CP kinh doanh thiết bị công nghiệp)

Năm 2014, vòng quay Hàng tồn kho là 4.18 vòng, tăng 0.94 vòng so với năm 2013, tương ứng với việc số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 86 ngày, giảm được 25 ngày so với năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do:

Giá vốn hàng bán trong năm 2014 là 175,922.78 tr, tăng 19,060.13 tr so với năm 2013. Giá vốn hàng bán tăng là do nguyên liệu nhập khẩu của công ty chịu sự biến động giá của thị trường, bên cạnh đó là các chi phí mua sản xuất, chi phí mua ngoài tăng lên,…Giá vốn hàng bán là chỉ tiêu tỉ lệ thuận với vòng quay hàng tồn kho. Như vậy, việc tăng giá vốn đã làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng lên.

Hàng tồn kho bình quân trong năm đã giảm so với năm 2013.Cụ thể, trong năm 2014, hàng tồn kho bình quân là 42,066.09 trđ, giảm được 6,341.42 trđ so với năm 2013.Đây là kết quả của việc trong năm 2014 công ty đã trích lập một lượng lớn dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Hàng tồn kho bình quân là chỉ tiêu nghịch với vòng quay Hàng tồn kho,vì vậy,việc giảm HTK bình quân cũng đã làm tăng chỉ tiêu vòng quay HTK.

Như vậy, tình hình quản lý của HTK của công ty đang có chiều hướng tích cực, khi mà công ty đã tăng được số vòng quay hàng tồn kho. Tuy nhiên, công cy cũng cần lưu ý tính toán duy trì tỷ lệ HTK hợp lý không để dư thừa, lãng phí, nhưng cũng không để thiếu, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty luôn diễn ra liên tục.

Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu hàng hóa là tất yếu diễn ra thường xuyên và liên tục, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chủ yếu hình thành các khoản nợ phải thu ngắn hạn. Tăng các khoản phải thu có ưu điểm là tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu, lợi nhuận như cũng làm tăng chi phí quản lý, thu hồi nợ, đồng thời tăng rủi ro mất vốn. Vì vây, việc quản lý các khoản phải thu là đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp nói riêng, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm.

Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm đến 38.43% trong tổng vốn lưu động vào thời điểm cuối năm 2014, tăng 3.87% so với thời điểm đầu năm. Để xem xét cụ thể hơn, ta đi phân tích chi tiết từng khoản mục trong nợ phải thu ngắn hạn.

Qua bảng 2.12, ta có thể thấy:

Phải thu ngắn hạn cuối năm 2014 đạt 30,621.28 trđ, tăng 6,629.21 trđ so với thời điểm đầu năm (tương ứng với tỷ lệ tăng là 27.63%). Trong đó phải thu khách hàng chiếm đến 106.08%. Như vậy trong năm 2014, các khoản phải thu ngắn hạn chính là phải thu của khách hàng. Sự biến động của các khoản phải thu ngắn hạn chịu ảnh hưởng chủ yếu của sự biến động khoản phải thu của khách hàng.

Phải thu của khách hàng tại thời điểm 31/12/2014 là 32,483.68 trđ, tăng 7,347.38 trđ so với thời điểm đầu năm (tương ứng với tỷ lệ tăng là 29.23%).

Thực tế, khoản mục phải thu khách hàng tăng mạnh như vậy là do trong năm công ty thực hiện chính sách bán chịu cho khách hàng,

Bảng 2.12. Cơ cấu và sự biến động các khoản phải thu. TÀI SẢN 31/12/2014 Trđ 31/12/2013 Trđ Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền

Tỷ lệ (%)

Tỷ trọng (%) II

Một phần của tài liệu :“ Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w