Lựa chọn phương pháp khấu hao

Một phần của tài liệu :“ Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp (Trang 27)

Hao mòn tài sản cố định:

Trong quá trinh sử dụng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, TSCĐ luôn bị hao mòn dưới 2 hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

- Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về mặt chất, về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng

-Hao mòn vô hình: là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểu hiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ sản xuất làm cho TSCĐ cũ bị mất giá so với TSCĐ mới.

Khấu hao tài sản cố định:

Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí SXKD trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.

Mục đích của khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi số VCĐ đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ. Về mặt kinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí SXKD và được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Tuy nhiên, khác với các loại chi phí khác, khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu tư ứng trước để hình thành TSCĐ, vì thế không tạo nên dòng tiền mặt chi ra trong kỳ. Số tiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấu hao TSCĐ của DN. Quỹ khấu hao này được dùng để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng các TSCĐ của DN khi hết thời hạn sử dụng. Trong quá trình kinh doanh, DN có quyền chủ động sử dụng số tiền khấu hao một cách linh hoạt, hiệu quả nhưng phải đảm bảo hoàn trả đúng hạn. Số tiền khấu hao này khi DN có nhu cầu đầu tư để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ của DN.

Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số VCĐ đầu tư ban đầu vào TSCĐ. Điều này không chỉ đảm bảo tính chính xác của chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm, đánh giá đúng hiệu quả SXKD của DN, mà còn góp phần bảo toàn được VCĐ, đáp ứng yêu cầu thay thế đổi mới hoặc nâng cấp TSCĐ của DN.

Các phương pháp khấu hao tài sản cố định:

Phương pháp khấu hao đường thẳng: Đây là phương pháp đơn giản nhất, được sử dụng phổ biến để tính khấu hao trong DN. Công thức xác định như sau:

MKH = TKH =

Trong đó: MKH : Mức khấu hao hàng năm T : Tỷ lệ khấu hao hàng năm

NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao T: Thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ

Ưu điểm của phương pháp:

- Tính toán đơn giản

- Chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn định nên không gây đột biến về giá thành.

- Cho phép DN dự kiến trước được thời hạn thu hồi đủ vốn đầu tư vào TSCĐ.

Nhược điểm:

- Không phù hợp với các hoạt động có tính chất thời vụ, không đều đặn giữa các thời kì trong năm.

- Do số vốn được thu hồi bình quân nên số vốn thu hồi chậm sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.

Phương pháp khấu hao nhanh: Gồm phương pháp khấu hao theo số dư

giảm dần và khấu hao theo tổng số năm sử dụng. + Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:

MKH = GCt x TKHđ

Trong đó : MKH: Mức khấu hao năm t GCt:: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm t TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ t: Thứ tự năm sử dụng

Theo phương pháp này, do ảnh hưởng của các yếu tố kĩ thuật tính toán nên đến hết cuối năm sẽ còn lại một phần giá trị TSCĐ chưa được thu hồi hết. + Phương pháp khấu hao theo tổng số năm sử dụng:

MKHt = NGKH x TKHt

Trong đó:MKHt: Mức khấu hao TSCĐ năm t NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao

TKHt: Tỷ lệ khấu hao năm thứ t cần phải tính khấu hao

 Giúp cho DN nhanh chóng thu hồ vốn đầu tư, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình.

 Tạo lá chắn thuế từ khấu hao cho DN.

Nhược điểm:

 Khấu hao nhanh làm chi phí kinh doanh trong những năm đầu tăng lên, làm giảm lợi nhuận của DN, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính.

 Việc tính khấu hao cũng phức tạp hơn và trong mức độ nhất định làm cho chi phí khấu hao không hoàn toàn phù hợp với mức độ hao mòn TSCĐ.

Phương pháp khấu hao theo sản lượng

MKHt = Q SPt x MKHsp

Trong đó: MKHt: Mức khấu hao TSCĐ năm t Q SPt: Số lượng sản phẩm sản xuất năm t MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm

Phương pháp này thích hợp với những TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ, liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Do đó nó phản ánh hợp lí hơn mức độ hao mòn TSCĐ vào giá tri sản phẩm. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản phẩm, công việc do TSCĐ thực hiện trong kì phải rõ ràng, đầy đủ.

Một phần của tài liệu :“ Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w