Việc dạy học một mặt yêu cầu đảm bảo vừa sức để học sinh cĩ thể chiếm lĩnh được tri thức, rè luyện được kĩ năng, kĩ xảo, nhưng mặt khác lại địi hỏi khơng ngừng nâng cao yêu cầu để thúc đẩy sự phát triển của học sinh. Hai mặt này tưởng chừng mâu thuẫn nhau nhưng thực ra lại rất thống nhất. Vừa sức khơng phải là quá khĩ nhưng cũng khơng phải là quá dễ. "Sức" học sinh, tức là trình độ, năng lực của họ, khơng phải là bất biến mà thay đổi trong quá trình học tập, nĩi chung là theo chiều hướng tăng lên. Vì vậy, sự vừa sức ở những thời điểm khác nhau cĩ nghĩa là sự khơng ngừng nâng cao theo yêu cầu. Như thế, khơng ngừng nâng cao theo yêu cầu chính là đảm bảo
sự vừa sức trong điều kiện
trình độ, năng lực của học sinh ngày một nâng cao trong quá trình học tập.
Việc bảo đảm sự thống nhất giữa tính vừa sức với yêu cầu phát triển cĩ thể được thực hiện dựa trên lí thuyết về vùng phát triển gần nhất của Vưgốtxki. Theo lí thuyết này, những yêu cầu phải hướng vào vùng phát triển gần nhất, tức là phải phù hợp với trình độ mà học sinh đã đạt tới ở thời điểm đĩ, khơng thốt li cách xa trình độ này, nhưng họ vẫ cịn phải tích cực suy nghĩ, phấn đấu vươn lên thì mới thực hiện được nhiệm vụ đặt ra. Nhờ những hoạt động đa dạng với yêu cầu thuộc về vùng phát triển gần nhất, vùng này chuyển hố dần dần thành vùng trình độ hiện tại, tri thức kĩ năng, năng lực lĩnh hội được trở thành vốn trí tuệ của học sinh cả những vùng trước kia cịn ở xa nay được kéo lại gần và trở thành những vùng phát triển gần nhất mới .Cứ như vậy học sinh leo hết nấc thang này tới nấc thang khác, phát triển qua hết bước này tới bước khác.