ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết khí hậu, dịch bệnh, giá cả…mang nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Các hoạt động dịch vụ khác quá ít.
- Vốn huy động tuy có tăng hàng năm nhưng vẫn còn thấp nên đa phần là sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trên để đáp ứng các nhu cầu cho vay của Ngân hàng, do đó không chủ động được trong cho vay, đôi khi vào vụ cho vay thì lại không đủ vốn phải tạm ngưng chờ sự phân bổ của cấp trên hoặc thu nợ được mới tiếp tục cho vay.
- Đa số khách hàng là hộ nông dân nên số tiền vay nhỏ, món vay nhiều thường tập trung vào thời vụ, địa bàn lại rộng, trình độ dân trí chưa đồng đều nên khâu xác lập hồ sơ vay vốn dễ sai sót
- Quá trình thẩm định dự án còn khá đơn giản, chưa đánh giá được hết quá trình thực hiện, những nhân tố ảnh hưởng của dự án… nên dẫn đến khả năng xảy ra rủi ro là rất lớn. Công tác kiểm tra sử dụng vốn vay chưa thực hiện được toàn diện do cán bộ tín dụng bị quá tải về việc quản lý dư nợ, quản lý địa bàn và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
- Đối với công tác cho vay: Những năm qua, DSCV của Ngân hàng không ngừng tăng trưởng, doanh số năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng chỉ tập trung mạnh vào ngắn hạn, các khoản cho vay trung, dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay. Nhưng kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu đầu tư, xây dựng mới, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh càng nhiều do đó nhu cầu vốn trung, dài hạn cũng sẽ gia tăng. Vì vậy, Ngân hàng cần mở rộng hơn nữa đối với cho vay trung, dài hạn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở huyện nhà.
- Về chất lượng tín dụng của Ngân hàng: Trong giai đoạn từ 2011- 6/2014, nợ xấu năm 2012 cao nhất nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với qui định của NHNN. Tuy nhiên, Ngân hàng cần cố gắng giảm tỷ lệ này hơn nữa trong thời gian tới. Đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp, thương mại – dịch vụ đang có tốc độ tăng trưởng nợ xấu rất cao.
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HÀNG
Trong điều kiện kinh tế hiện nay mức độ cạnh tranh gay gắt của những chi nhánh Ngân hàng khác trên địa bàn và để hạn chế những tồn tại nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng cần chú ý các giải pháp sau:
86 Gia tăng nguồn vốn huy động
Qua phân tích thực trạng về nguồn vốn của Ngân hàng xét thấy nguồn vốn của Ngân hàng đa phần là vốn điều chuyển từ NHNo & PTNT của Tỉnh, việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên sẽ chịu mức lãi suất cao hơn lãi suất huy động. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng, cho nên gia tăng nguồn vốn huy động là vấn đề hết sức cần thiết. Tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động về số tuyệt đối thì lúc đó chất lượng tín dụng của Ngân hàng mới cao được. Tăng nguồn vốn huy động một mặt là giúp Ngân hàng tăng lợi nhuận, mặt khác còn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng, không cần phải đợi phân bổ nguồn vốn từ Ngân hàng cấp trên xuống trong mùa cao điểm. Đây là một giải pháp khá hữu hiệu để nâng cao uy tín và chất lượng tín dụng cho NH. Để tăng nguồn vốn huy động Ngân hàng cần:
- Huy động vốn trong và ngoài địa bàn bằng nhiều hình thức với lãi suất phù hợp theo đúng quy định của NHNN.
- Duy trì khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới, xây dựng khách hàng nòng cốt ngoài địa bàn, mạnh dạn tiếp cận các cơ sở SXKD, cá nhân, hộ gia đình có thu nhập cao, khá giả, khách hàng tiềm năng ở nông thôn.
- Bám sát chính quyền, địa phương, nắm chắc địa bàn, tạo mối quan hệ tốt với các cấp chính quyền địa phương, các ngành, các đoàn thể, các đơn vị, TCKT và khách hàng truyền thống….
Phối kết hợp với phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, công ty giống, trạm bảo vệ thực vật
Tổ chức các buổi hội thảo, khuyến mà Ngân hàng là đơn vị tài trợ để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phương pháp về phòng - chống dịch cúm gia cầm, bệnh lỡ mồm long móng trên gia súc và nhất là phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa, sử dụng các giống lúa mới . . . phần nào có thể tăng năng suất, giảm rủi ro do điều kiện thời tiết, khí hậu đảm bảo được thu nhập và khả năng trả nợ Ngân hàng.
Nâng cao chất lượng công việc và trình độ cho cán bộ tín dụng
Nhận thức được trình độ của CBTD là nhân tố hàng đầu trong việc Ngân cao chất lượng tín dụng. Vì vậy mà công tác đào tạo cũng rất cần được coi trọng, thực hiện cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do Ngân hàng cấp trên tổ chức để góp phần nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro cho Ngân hàng.
87
Qua thực tế tìm hiểu tại chi nhánh, tình trạng quá tải trong công việc, do phân kỳ trả nợ và vay mới của khách hàng chỉ tập trung vào một vài tháng của mùa vụ thu hoạch nông sản nên thời gian cho công tác thẩm định và tìm hiểu thông tin khách hàng bị hạn chế và đôi khi xãy ra sai xót đã gây ra sự giảm sút chất lượng hoạt động tín dụng. Với vấn đề này CBTD phải thật sự linh hoạt trong việc sắp xếp kỳ hạn trả nợ cho khách hàng để giảm thiểu được tình trạng khách hàng trả nợ tập trung, gây khó khăn cho khâu thẩm định của các khách hàng vay mới.
Nhằm đảm bảo chất lượng an toàn tín dụng, giảm thiểu sự quá tải trong năng lực hoạt động cũng như mở rộng thời gian cho cán bộ tín dụng đi thẩm định và tìm hiểu thông tin khách hàng mới, Ngân hàng cần tăng cường nhân lực để đón đầu bất cứ các cơ hội kinh doanh mới nào. Việc tăng cường lực lượng cả về số lượng lẫn chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng là nhân tố quan trọng nhất trong hệ thống kiểm soát nợ và nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng.
Song song với những việc tăng cường đội ngũ nhân viên về chất lượng cũng như số lượng thì Ngân hàng cũng cần tăng cường hơn việc kiểm tra, đôn đốc công tác của cán bộ tín dụng để đảm bảo tính nhất quán, triệt để trong quản lý rủi ro; Phải có biện pháp khen thưởng hợp lý, rõ ràng; đồng thời nâng cao phúc lợi cho nhân viên. Có như vậy công việc mới được hoàn thành một cách tốt nhất.
Các giải pháp về nghiệp vụ
Trên cơ sở đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực thì đó sẽ là tiền đề để thực hiện tốt các nghiệp vụ:
- Ngân hàng cần thường xuyên cập nhật thông tin kinh tế-xã hội (tình hình lãi suất, lạm phát, chính sách của chính phủ, quan hệ cung, cầu hàng hóa và nhiều yếu tố khác) cho CBTD qua các phương tiện báo chí, các cơ quan thông tin nhằm có những dự báo, phán đoán chính xác hơn trong phân tích quyết định cho vay đối với khách hàng hay hay tư vấn cho khách hàng về phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả phù hợp với tình hình kinh tế, tránh tình trạng cung vượt quá cầu, gây khó khăn cho người sản xuất kinh doanh.
- Ngân hàng cần thực hiện nghiêm chỉnh, thực hiện đúng qui chế và qui trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, có như vậy vốn vay Ngân hàng sẽ đảm bảo sinh lời và góp phần để khách hàng trả nợ tốt, hạn chế nợ xấu và nợ quá hạn phát sinh. Để thực hiện tốt khâu thẩm định trước tiên phải xem xét khách hàng thật sự là người có tâm quyết làm ăn, có kinh nghiệm với ngành nghề sản xuất kinh doanh, dự án vay thật sự có hiệu quả, có
88
tính khả thi, giá cả được thị trường chấp nhận. Ngân hàng có thể đầu tư với mức vốn bao nhiêu vào chu kỳ sản xuất kinh doanh là hợp lý, an toàn tức là phải xem xét yếu tố về hiệu quả kinh tế là hàng đầu khi quyết định cho vay.
- Đối với những khách hàng có lịch sử trả nợ tốt, cần đơn giản hóa thủ tục cho vay để thuận lợi cho khách hàng giúp giữ chân khách hàng ở lại với Ngân hàng, tuy nhiên phải thường xuyên đánh giá khả năng sản xuất và nguồn thu nhập để trả nợ của họ. Còn với những khách hàng mới hoặc xét thấy có nhiều rủi ro khi cho vay, cần tư vấn rõ cũng như ghi chi tiết trên hợp đồng về những vấn đề liên quan đến nợ quá hạn.
- Nhiều khi khách hàng rất có thiện chí trả nợ nhưng do gặp rất nhiều khó khăn không luân chuyển được nguồn thu và năng lực tài chính của họ có hạn, CBTD nên đến tiếp xúc giúp tháo gỡ những khó khăn của họ thường xuyên hơn tạo điều kiện để họ trả nợ và vay lại để tiếp tục sản xuất. Ngân hàng cần chủ động hơn nữa trong việc thông báo nhanh đến khách hàng dựa trên các kỹ thuật thông tin, tránh để khách hàng có tâm lý chần chừ và muốn chiếm dụng vốn và về lâu dài, nó sẽ trở thành một thói quen trả nợ không đúng hạn cho Ngân hàng.
- Tăng cường thông tin từ nhiều phía (lân cận khách hàng, từ các cấp chính quyền địa phương…khách hàng của đối tượng vay vốn) đối với những khách hàng vay vốn tại Ngân hàng mà có nguy cơ chuyển sang nợ xấu cao để có thể đánh giá chính xác hơn về khả năng thu hồi nợ cho Ngân hàng.
Ngoài những giải pháp kể trên Ngân hàng cần mở rộng mối quan hệ với các cơ quan chính quyền địa phương nhằm có thể trao đổi những vướng mắc chủ yếu trong công tác, giấy tờ thủ tục, quy trình liên quan đến tài sản bảo đảm, và những chính sách, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Đồng thời đó cũng là sự hỗ trợ rất nhiều trong công tác thúc đẩy giảm thiểu nợ xấu, cũng như các khoản nợ đã xử lý rủi ro đảm bảo hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
89
KẾT LUẬN
Hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn huyện Thanh Bình ngày càng được mở rộng trở thành một Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn, có uy tín được dư luận đánh giá tốt. Bất chấp sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại khác mới xuất hiện trên địa bàn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn góp không ngừng tăng doanh số cho vay góp xây dựng huyện nhà ngày càng giàu đẹp hơn. Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động tín dụng gặp không ít những khó khăn và thách thức như: tình hình thời tiết, dịch bệnh diển biến phức tạp, hiện tượng thủy sản chết hàng loạt trên diện rộng cùng với giá xăng dầu, giá vàng và giá của các mặt hàng nông sản không ổn định….Đã làm cho cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn từ đó đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong huyện, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của tập thể cán bộ tín dụng và được sự ủng hộ của các cấp Đảng Ủy, Chính quyền và Ban ngành đoàn thể địa phương, NHNo&PTNT huyện Thanh Bình đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong thời kì nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Qua phân tích bên trên ta có thể điểm lại kết quả đạt được của Ngân hàng từ năm 2011 đến 6/2014 như sau:
Về kết quả hoạt động kinh doanh
Thu nhập của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, Nhất là vào năm 2013 tốc độ tăng trưởng của thu nhập khá cao, Ngân hàng cần giữ vững và ngày càng phát huy hơn nữa thành tựu này. Về tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận hằng năm luôn đạt trên 10%. Đặc biệt giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận của Ngân hàng tăng mạnh đạt 28,31% so với cùng kỳ năm trước do chi phí có tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập bởi mặt bằng lãi suất ngày càng giảm, chính vì thế đã làm lợi nhuận của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao so với cùng kỳ. Điều này cho thấy Ngân hàng đang kinh doanh rất có hiệu quả.
Về tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn của Ngân hàng tăng trưởng khá tốt qua các năm. Trong đó, nguồn vốn huy động ngày càng tăng và vốn điều chuyển có xu hướng ngày càng giảm. Sự gia tăng tỷ trọng của nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn cho thấy nguồn vốn huy động đã dần đáp ứng đủ nguồn vốn cho hoạt động tín dụng, giảm nguồn vốn điều chuyển sử dụng cho hoạt động tín dụng là giảm bớt chi phí trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động tăng mạnh chứng tỏ Chi nhánh đã dần thu hút được ngày càng nhiều khách
90
hàng tin tưởng gửi tiền vào, bên cạnh đó Ngân hàng cũng phát triển nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Về hoạt động tín dụng
Đây là nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng, như phân tích ở phần trên ta thấy rõ sự tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng là tương đối ổn định, quy mô hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng. Điều này thể hiện qua DSCV và dư nợ tăng qua các năm và dư nợ tăng mạnh ở 6 tháng đầu năm 2014 với tốc độ tăng trưởng lên đến 20,65% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó, công tác thu nợ cũng đạt hiệu quả khá tốt, tốc độ trưởng của doanh số thu nợ luôn đạt xắp xỉ với tốc độ tăng của doanh số cho vay.
Về chất lượng tín dụng
Trong những năm qua nợ xấu của Ngân hàng diễn biến hết sức phức tạp. Năm 2012 nợ xấu tăng 75,80% so với 2011, trong năm này nợ xấu theo thời hạn chủ yếu là nợ ngắn hạn, theo ngành kinh tế tập trung chủ yếu là ngành Nông nghiệp. Nợ xấu tuy không ổn định còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan bên ngoài tác động nhưng nhìn chung thì nợ xấu trên tổng dư nợ chiếm tỷ lệ thấp trong phạm vi cho phép của Ngân hàng cấp trên. Có thể nói chất lượng tín dụng của Ngân hàng khá tốt thể hiện qua các chỉ số tài chính ở trong bài. Để đạt được kết quả như vậy là do sự quản lý, chỉ đạo tốt và thường xuyên kiểm tra đôn đốc cán bộ công nhân viên trong công tác của ban lãnh đạo. Cùng với sự năng động, sáng tạo, đầy kinh nghiệm và nhiệt tình hoàn thành tốt công việc của đội ngũ cán bộ Ngân hàng. Nên kể từ sau năm 2012 nợ xấu bắt đầu giảm dần qua các năm, cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng được nâng cao.
Qua quá trình phân tích không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Bình mà còn giúp ta thấy được tầm quan trọng của nâng cao chất lượng tín dụng trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, để có thể tồn tại và giữ vững vị thế của mình trong thời kì nền kinh tế còn nhiều biến động này. Để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thanh Bình cần phải có những giải pháp cụ thể, linh hoạt hơn trong công tác cung cấp tín dụng. Và để đảm bảo tính cạnh tranh, Ngân hàng cần xem xét lại mức lãi suất đối với từng loại khách hàng của mình. Có như vây mới phù hợp