Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 27)

 Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ (%)

Nợ xấu Nợ xấu trên tổng dư nợ = x 100% (2.6)

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này càng thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao. Theo quy định của NHNN trong thông tư số 13/2010/NHNN hệ số rủi ro đạt mức dưới 5% là mức an toàn. Trong đó nợ

Vòng quay vốn TD = = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = x 100% Doanh số cho vay

Dư nợ ngắn hạn

Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ = x 100%

Tổng dư nợ

15

xấu là những nhóm nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 trong Thông tư 02/2013/QĐ- NHNN.

 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (%)

DPRRTD được trích lập Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng = x 100% (2.7)

Tổng dư nợ

Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng nhằm đánh giá khả năng đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng khi xuất hiện rủi ro. Hệ số này phản ánh trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng dự phòng được trích lập để bảo vệ Ngân hàng khỏi rủi ro tối đa. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá lớn sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng vì vô tình Ngân hàng làm cho đồng vốn nhàn rỗi tăng.

 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng (%)

x 100% (2.8) Hệ số này cho biết khả năng bù đắp của Ngân hàng đối với nợ xấu. Các hệ số này phản ánh khả năng RRTD lớn hơn 1 chứng tỏ trích lập dự phòng là đầy đủ và có khả năng bù đắp vốn cho Ngân hàng khi xảy ra RRTD. Hệ số này cho biết bao nhiêu phần trăm nợ xấu được trích lập dự phòng.

 Hệ số khả năng bù đắp nợ mất vốn (%)

x 100% (2.9)

Hệ số nay cho biết số dự phòng mà Ngân hàng trích lập có đủ để bù đắp nợ mất vốn của Ngân hàng hay không. Hệ số này rất quan trọng vì nếu dự phòng không đủ để bù đắp nợ mất vốn thì sẽ dẫn đến việc thiếu hụt vốn. Chỉ số này cho biết bao nhiêu phần trăm dư nợ bị mất vốn được trích lập dự phòng.

 Hệ số thu nhập lãi cho vay trên chi phí lãi (lần)

Thu nhập lãi Thu nhập lãi/chi phí lãi = (2.10)

Chi phí lãi Hệ số khả năng bù đắp RRTD = DPRRTD đã trích Nợ xấu Hệ số khả năng bù đắp nợ mất vốn = DPRRTD đã trích Dư nợ mất vốn

16

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra để trả lãi cho nguồn vốn mà Ngân hàng đang sử dụng thì thu được bao nhiêu đồng lãi từ hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy quy mô tín dụng của Ngân hàng càng lớn và chất lượng của các khoản tín dụng càng cao, một mặt cũng nói lên việc sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng cho hoạt động tín dụng ngày càng triệt để.

 Hệ số thu nhập lãi trên tổng thu nhập (%)

Thu nhập lãi Thu nhập lãi/ tổng thu nhập = x 100% (2.11)

Tổng thu nhập

Đây là hệ số phản ánh cơ cấu thu nhập của Ngân hàng, hệ số này cho biết thu nhập từ lãi cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Nếu hệ số này cao, điều này không chỉ cho biết nguồn thu nhập chính của Ngân hàng là nguồn thu từ lãi hoạt động tín dụng mà thông qua nó còn giúp nhà quản trị đánh giá được hiệu quả cũng như chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

 Lãi suất bình quân (LSBQ) đầu ra trên LSBQ đầu vào (lần)

LSBQ đầu ra LSBQ đầu ra/ LSBQ đầu vào = x 100% (2.12)

LSBQ đầu vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng tín dụng của Ngân hàng, chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng trả nợ của khách hàng càng thấp, ngược lại chỉ tiêu này càng thấp thì khả năng sinh lời của Ngân hàng cũng không được cao. Tuy nhiên thì việc quyết định lãi suất cho vay và lãi suất huy động đều do Ngân hàng cấp trên ấn định, nên vấn đề còn lại là khả năng trả nợ của khách hàng là tùy thuộc khó khăn riêng của từng địa bàn khác nhau thì chất lượng tín dụng cũng sẽ không giống nhau.

Trong đó:

Thu nhập lãi

 Lãi suất bình quân đầu ra = x 100% (2.13) Tổng tài sản sinh lời

- Tài sản sinh lời: các khoản đầu tư tạo thu nhập như các khoản cho vay, góp vốn, liên doanh, mua cổ phần, đầu tư thị trường chứng khoán…

17

- Lãi suất bình quân đầu ra là lãi suất bình quân Ngân hàng thu được từ hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Tổng chi phí trả lãi

 Lãi suất bình quân đầu vào = x 100% (2.14) Tổng vốn chịu lãi

Lãi suất bình quân đầu vao là lãi suất bình quân Ngân hàng phải trả cho các nguồn vốn đang sử dụng cho các hoạt động của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 27)