Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 75)

Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng của Ngân hàng, cho thấy hoạt động của Ngân hàng có tập trung vào hoạt động cấp tín dụng hay không.

63

Bảng 4.16 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thanh Bình, giai đoạn 2011 – 6/2014

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh NHNo & PTNT huyện Thanh Bình, 2011 - 6/2014

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 6 tháng

đầu 2013 6 tháng đầu 2014 2011 2012 2013 1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 422.357 475.095 545.091 443.090 519.964 2. Tổng vốn huy động Triệu đồng 125.985 149.280 184.547 138.437 174.603 3. Doanh số cho vay Triệu đồng 662.231 798.489 938.872 498.250 715.241

4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 619.835 737.276 868.078 487.339 688.736

5. Tổng dư nợ Triệu đồng 346.162 407.375 478.169 418.286 504.674

6. Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 307.218 371.902 435.605 375.702 451.412

7. Dư nợ bình quân Triệu đồng 335.675 376.769 442.773 412.831 491.423

8. Tổng dư nợ /Tổng vốn huy động Lần 2,75 2,73 2,59 3,02 2,89

9. Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn % 81,96 85,75 87,72 94,40 97,06

10. Dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ % 88,75 91,29 91,10 89,82 89,45

11. Vòng quay vốn tín dụng (4)/(7) Vòng 1,85 1,96 1,96 1,18 1,40

64  Giai đoạn 2011 - 2013

NHNo & PTNT huyện Thanh Bình ra đời nhằm mục đích cung cấp vốn phục vụ cho việc phát triển Nông nghiệp, Nông thôn của huyện Thanh Bình. Đến nay, nghiệp vụ cấp tín dụng vẫn là nghiệp vụ chính của Ngân hàng, nó vừa cung cấp vốn kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân, vừa mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Điều này cho ta thấy vì sao chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm đạt ở mức tương đối tốt, và ngày càng tăng cao. Như vậy, nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng một cách tương đối triệt để, Ngân hàng đã chủ động mở rộng cũng như nâng cao hoạt động tín dụng, đáp ứng nguồn vốn kịp thời cho người dân mở rộng qui mô sản xuất, ổn định đời sống và góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế ở Nông thôn. Dù hoạt động tín dụng mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao cho Ngân hàng nhưng hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng. Do đó, các cán bộ Ngân hàng cần phải thẩm định, giám sát một cách chặt chẽ, cho vay hợp lí nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Từ bảng 4.16 thấy chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn có xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm 2014, đạt được với mức ấn tượng 97,06% so với cùng kỳ năm trước. Điều này có thể hiểu là hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng ngày được mở rộng, nguồn vốn được sử dụng cho hoạt động tín dụng ngày càng triệt để hơn do trong thời gian này lãi suất cho vay được NHNN điều chỉnh giảm nên đã kích thích các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư, mở rộng sản xuất. Sáu tháng đầu năm 2014 là tốc độ tăng của dư nợ cao hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn chỉ tăng 17,35% so với cùng kỳ), trong khi đó thì tổng dư nợ tăng 20,65% nên làm cho chỉ số này tăng cao như vậy.

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 75)