Tình hình phân loại nhóm nợ của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 80)

Giai đoạn 2011-2013

Trong các loại nợ thì nợ nhóm 1 và nhóm 2 là những khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi, còn các nhóm nợ 3, 4 và 5 là những nhóm nợ thuộc nợ xấu. Nợ xấu là những nhóm nợ mà trong quá trình kinh doanh các Ngân hàng thương mại đều không tránh khỏi, việc duy trì nợ xấu trong một mức độ hợp lý thể hiện hiệu quả trong việc quản lý rủi ro của Ngân hàng, nợ xấu càng thấp thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao.

Qua bảng số liệu 4.17 ta thấy tình hình nợ xấu của Ngân hàng tuy có sự tăng giảm không ổn định qua các năm nhưng vẫn duy trì ở mức khá tốt (dưới 2% trong tổng dư nợ). Tình hình cụ thể như sau:

Nợ đủ tiêu chuẩn (Nợ nhóm 1)

Nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, nó chiếm trên 82% tổng dư nợ và tỷ trọng này luôn tăng qua các năm. Điều này cho thấy được công tác đánh giá khách hàng khi cho vay của Ngân hàng là khá tốt. Nợ đủ tiêu chuẩn được đánh giá là khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhóm nợ này tăng liên tục qua 3 năm, hằng năm tăng trên 20% điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng được nâng cao. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã thực hiện đạt mục tiêu theo định hướng đã xây dựng là tăng trưởng dư nợ đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Triển khai kịp thời các chủ trương chính sách của Nhà nước, của ngành và địa phương, đặc biệt là cơ cấu mới về quy chế cho vay đối với khách hàng, cơ chế đảm bảo tiền vay cũng như các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên.

68

Bảng 4.17 Tình hình phân loại nhóm nợ của NHNo&PTNT huyện Thanh Bình, giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh NHNo & PTNT huyện Thanh Bình, 2011 - 2013

Chỉ tiêu Năm So sánh 2012/1011 So sánh 2013/2012 2011 % 2012 % 2013 % Số tiền % Số tiền % 1. Nợ đủ tiêu chuẩn 284.199 82,10 348.142 85,46 419.506 87,73 63.943 22,50 71.364 20,50 2. Nợ cần chú ý 58.951 17,03 53.938 13,24 53.786 11,25 -5.013 -8,50 -152 -0,28 3. Nợ xấu 3.012 0,87 5.295 1,30 4.877 1,02 2.283 75,80 -418 -7,89

a. Nợ dưới tiêu chuẩn 729 0,21 1.192 0,29 1.228 0,26 463 63,51 36 3,02

b. Nợ nghi ngờ 1.279 0,37 1.406 0,35 1.594 0,33 127 9,93 188 13,37

c. Nợ có khả năng mất vốn 1.004 0,29 2.697 0,66 2.055 0,43 1.693 168,63 -642 -23,80

69  Nợ cần chú ý (Nợ nhóm 2)

Qua 3 năm ta thấy nợ cần chú ý giảm nhanh cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng. Nguyên nhân các khoản nợ nhóm 2 này giảm qua các năm là do các khoản nợ ở nhóm 1 được thu hồi một các có hiệu quả. Điều này được minh chứng bằng việc các khoản nợ nhóm 1 luôn tăng qua các năm nên nợ nhóm 2 giảm là một điều dễ hiểu. Sở dĩ, nợ nhóm 1 được thu hồi một cách có hiệu quả như vậy cũng là nhờ các cán bộ tín dụng đã không ngừng nổ lực trong việc nhắc nhở khách hàng trả nợ. Các khoản nợ quá hạn chưa đến 10 ngày thì cán bộ tín dụng đã gọi điện thoại nhắc nhở bà con nợ đã quá hạn để khách hàng trả nợ cho Ngân hàng nhằm hạn chế lãi phạt cho khách hàng mà còn giảm thiểu được viêc nợ nhóm 2 tăng cao. Bên cạnh đó, nợ nhóm 2 giảm cũng một phần là do các khoản nợ trong nhóm này đã được chuyển xuống nhóm dưới.

Nhìn chung, Ngân hàng luôn chú trọng mục tiêu an toàn trong các khâu. Để làm tốt được điều đó Ngân hàng đã chú trọng quản lý rủi ro trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt rủi ro tín dụng là rủi ro chính ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng trong hoạt động tín dụng, chúng ta nên xem xét các nhóm nợ xấu mà cụ thể là các nhóm nợ 3, 4 và 5.

Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3)

Qua bảng số liệu ta thấy trong 3 năm qua nợ nhóm 3 của Ngân hàng không ngừng tăng. Mặc dù, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, song giá cả của một số nguyên liệu phục vụ sản xuất liên tục tăng. Tình hình dịch hại trên cây trồng và vật nuôi vẫn đang diển biến phức tạp, thời tiết thất thường đã làm giảm sản lượng thu hoạch, nguồn thu nhập của bà con suy giảm thậm chí mất đi dưới tác động của những yếu tố bất lợi trên làm cho khả năng trả nợ Ngân hàng cũng suy giảm, thẩm chí không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, có những hộ vay với món nhỏ, ngắn hạn nhưng không sử dụng vốn vay như phương án đề ra mà sử dụng các khoản tín dụng đó cho mục đích không sinh lợi khác (để tiêu dùng) nên không có nguồn trả nợ cho Ngân hàng. Vì vậy mà các món vay của những khách hàng này không ngừng leo nhóm theo thời gian.

Nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4)

Nhóm nợ này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nợ nghi ngờ càng cao thì khả năng mất vốn của Ngân hàng càng lớn.

Qua 3 năm, tuy mặc dù tỷ trọng trong tổng dư nợ co phần giảm nhưng dư nợ thuộc nhóm này vẫn tăng liên tục về mặt giá trị. Nợ nhóm 3 ngày một tăng

70

dần và chưa thu hồi được kéo theo nợ nhóm 4 cũng ngày một tăng theo với tốc độ tăng càng nhanh. So với năm trước thì năm 2012 chỉ tăng 9,93%, sang năm 2013 thì tăng lên 13,37%. Như đã nói ở trên, những món vay của những hộ làm ăn không hiệu quả và những hộ sử dụng vốn sai một đích đã bỏ xứ đi nơi khác sinh sống (đi thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai..) Sau nhiều lần nhắc nhở, Ngân hàng đang khởi kiện lên tòa án Nhân dân Huyện đối với những hộ này. Một nguyên nhân nữa là tình trạng lừa đảo trong hoạt động tín dụng trên địa bàn ngày một tăng, vì vậy mà dư nợ được xếp này ngày một tăng cao. Trước vấn đề này Ngân hàng cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời thu hồi nợ sớm nhất để giảm thiểu rủi ro.

Nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5)

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ có khả năng mất vốn năm 2012 tăng 168,63%, so với năm 2011, các khoản nợ nhóm này hầu hết là các khoản nợ từ nhóm trên chuyển xuống. Mặc dù tình hình kinh tế có từng bước phục hồi, song sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái quá lớn, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể chuyển mình sau đó. Lợi nhuận không thể bù đắp khoản lỗ và trả lãi vay buộc doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản. Từ đó mà nợ nhóm 5 tăng lên trong năm 2012 và cũng trong năm này đối với những khoản vay lớn đã quá hạn, công tác phát mãi tài sản ở một số nơi còn nhiều khó khăn, cùng với đó là sự quá tải trong công việc dẫn đến công tác giám sát, kiểm tra của cán bộ tín dụng đối với một số hộ vay còn bỏ xót, làm cho tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích như phương án đã thỏa thuận với Ngân hàng dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ khi có rủi ro, chính vì thế đã làm nợ nhóm 5 tăng rất nhanh tăng 1.693 triệu đồng so với năm 2011, chất lượng tín dụng trong năm 2012 bị giảm sút nghiêm trọng.

Năm 2013 tình hình kinh tế diễn biến theo chiều hướng có lợi cho người dân kinh doanh sản xuất, thu nhập và khả năng trả nợ Ngân hàng của người dân tăng lên. Đối với những khoản nợ có khả năng mất vốn, bản thân khách hàng không còn khả năng thanh toán, Ngân hàng đã tiến hành thủ tục thanh lý, phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi vốn. Đối với những khách hàng có thiện ý hoàn trả nợ, Ngân hàng cơ cấu lại thời hạn và chuyển sang nhóm nợ khác. Công tác giám sát, kiểm tra sau khi cho vay của Ngân hàng được đẩy mạnh để có những biện pháp kịp thời trước những tình huống xấu. Chính vì thế, dư nợ nhóm 5 trong năm 2013 giảm 23,8% so với năm 2012. Ngân hàng cần chặt chẽ theo dõi các khoản nợ nhóm này và thu hồi ngay khi có thể. Ngoài ra Ngân hàng cũng nên thực hiện đánh giá lại khách hàng và gia hạn thời hạn trả nợ, đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng hoạt động sản xuất có lợi nhuận để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.

71

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Trong khi tình hình dư nợ 6 tháng đầu năm 2014 tăng 20,65% so với cùng kỳ thì tình hình nợ xấu không những không tăng theo dư nợ mà ngược lại. Nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 giảm 4,49% so với cùng kỳ, làm cho tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ của Ngân hàng chỉ còn 0,75% trong tổng dư nợ, tỷ trọng này thấp hơn nhiều so với 6 tháng đầu của năm trước. Tất cả là nhờ lãi suất trong thời gian qua liên tục giảm, việc giảm lãi suất không chỉ giúp người dân giảm nhẹ gánh nặng về chi phí lãi phải trả cho Ngân hàng mà còn giúp cho Ngân hàng giảm đáng kể nợ quá hạn, từ đó mà nợ xấu của Ngân hàng giảm.

Bảng 4.18 Tình hình phân loại nhóm nợ của NHNo&PTNT huyện Thanh Bình, 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm2014

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh NHNo & PTNT huyện Thanh Bình, 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Qua bảng 4.18 trên đây ta thấy, trong tổng dư nợ của Ngân hàng thì nợ đủ tiêu chuẩn ngày càng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây chính là dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc của nền kinh tế ngày càng đi vào ổn định cũng như là những bằng chứng thể hiện sự nổ lực của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ. Khi khách hàng không trả nợ đúng hạn, các cán bộ tín dụng sẽ tìm hiểu nguyên nhân từ đó có biện pháp xử lý thích hợp nên nhóm nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn cũng giảm hẳn về mặt giá trị. Cụ thể, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn, 6 tháng đầu năm 2014 giảm lần lượt là 11,79%; 14,73 và 7,43% so với cùng kỳ trước. Song, nợ nghi ngờ thì lại có xu hướng tăng (tăng 10,09% so với cùng kỳ). Nguyên nhân là do dư nợ nhóm 3 cuối năm 2013 quá lớn chuyển sang, mặt

Chỉ tiêu Năm So sánh

6/2013 % 6/2014 % Số tiền %

1. Nợ đủ tiêu chuẩn 355.594 85,01 449.083 88,98 93.489 26,29 2. Nợ cần chú ý 58.706 14,03 51.784 10,26 -6.922 -11,79

3. Nợ xấu 3.986 0,95 3.807 0,75 -179 -4,49

a. Nợ dưới tiêu chuẩn 1.059 0,25 903 0,18 -156 -14,73

b. Nợ nghi ngờ 1.110 0,27 1.222 0,24 112 10,09

c. Nợ có khả năng mất vốn 1.817 0,43 1.682 0,33 -135 -7,43

72

khác cũng do công tác phát mãi tài sản ở một số nơi còn nhiều khó khăn nên dư nợ thuộc nhóm này vẫn còn ở mức cao (1.222 triệu đồng) làm cho tình hình nợ xấu của Ngân hàng chỉ giảm 4,49% so với cùng kỳ. Ngân hàng cần có những chính sách phù hợp nhằm hạn chế những khoản nợ này để chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày một nâng lên.

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 80)