Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 48)

Ngân hàng được xem là một doanh nghiệp đặc biệt vì nó kinh doanh một loại hàng hóa rất đặc biệt đó là “tiền tệ”. Tuy không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp vốn tín dụng, thực hiện chức năng trung gian tài chính và dịch vụ tài chính. Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho Ngân hàng là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại mà cụ thể là NHNo&PTNT huyện Thanh Bình. Ta sẽ xem xét về cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng trong giai đoạn năm 2011 - 6/2014 qua bảng 4.1.

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của Ngân hàng huyện Thanh Bình có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần qua các năm (2011 – 6/2014). Đây là dấu hiệu tốt để mở rộng quy mô tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn vay ngày càng tăng cao của khách hàng. Tuy có sự tăng trưởng về tổng nguồn vốn nhưng cơ cấu của Ngân hàng chưa hợp lý. Điều này được biểu hiện qua vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, dao động từ 66% - 70%. Với việc sử dụng vốn điều chuyển cao thì Ngân hàng sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn lãi suất phải trả cho tiền huy động, do đó sẽ làm tăng khoản mục chi phí cho Ngân hàng. Mặc dù tỷ trọng của vốn này có xu hướng giảm theo thời gian nhưng nó vẫn còn ở mức cao (chiếm 70,17% tổng vốn năm 2011 và chiếm 66,42% tổng vốn vào 6/2014).

36

Bảng 4.1 Nguồn vốn tại NHNo & PTNT huyện Thanh Bình giai đoạn 2011-6/2014

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toan Ngân quỹ NHNo & PTNT huyện Thanh Bình, 2011 - 6/2014

Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm

So sánh 2012/1011 So sánh 2013/2012 So sánh 6/2014 trên 6/2013 2011 % 2012 % 2013 % 2013 % 2014 % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 125.985 29,83 149.280 31,42 184.547 33,86 138.237 31,20 174.603 33,58 23.295 18,49 35.267 23,62 36.366 26,31 Vốn điều chuyển 296.372 70,17 325.815 68,58 360.544 66,14 304.853 68,80 345.361 66,42 29.443 9,93 34.729 10,66 40.508 13,29

37

Điều này cho thấy vốn huy động chưa thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, cao nhất chỉ vào khoảng 33,86% vào năm 2013.

Xét về nguồn vốn huy động được thì nguồn vốn này cũng không ngừng tăng trưởng trong thời gian qua, giảm dần sự cách biệt giữa vốn huy động và vốn điều chuyển trong tổng vốn. Đặc biệt, trong năm 2013 số vốn huy động được tăng mạnh với tỷ lệ tăng là 23,62% so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 tăng 26,31% so với cùng kỳ 6/2013. Tuy nhiên, do Ngân hàng hoạt động trên địa bàn huyện Thanh Bình, phần lớn người dân sống bằng nghề Nông, thu nhập thấp, đời sống còn nhiều khó khăn nên lượng tiền huy động được bị hạn chế. Trong khi đó, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của người dân không ngừng tăng lên. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn Ngân hàng huy động được thì chưa thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chính nguyên nhân đó mà Ngân hàng huyện Thanh Bình phải sử dụng đến lượng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên – Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp. Do đó, việc đưa ra các chính sách mới cũng như nỗ lực của cán bộ nhân viên Ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế trong huyện là điều rất cần thiết.

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)