2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ những báo cáo tổng kết hàng năm của phòng Kế hoạch – Kinh doanh và phòng Kế toán ngân quỹ NHNo & PTNT huyện Thanh Bình cung cấp, số liệu từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
Ngoài ra còn cập nhật những số liệu thông tin từ sách, tạp chí Ngân hàng, internet…qua đó tổng hợp và phân tích.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Trên cơ sở các số liệu thu thập được, đề tài được sử dụng một số phương pháp phổ biến để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đối với từng mục tiêu của đề tài sẽ được sử dụng từng phương pháp cụ thể như sau:
- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê, mô tả và so sánh theo hình thức so sánh bằng số tương đối và phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối để phân tích số liệu. Qua đó, thấy được tốc độ tăng trưởng cũng như đánh giá được một cách khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp so sánh theo hình thức so sánh số tương đối và số tuyệt đối kết hợp với các chỉ tiêu tài chính để đánh giá công tác tín dụng, từ đó rút ra những mặt làm được cũng như những hạn chế còn tồn tại cũng như giúp ta hiểu rõ hơn về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng.
- Đối với mục tiêu 3: Vẫn sử dụng dụng phương pháp so sánh theo hình
thức so sánh số tương đối và số tuyệt đối cùng với các chỉ tiêu tài chính kết hợp với kiến thức thực tế thực tập ở Ngân hàng để đi sâu vào tìm hiểu thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. Đồng thời, tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng chất lượng tín dụng.
18
1,2,3 sử dụng phương pháp suy luận để đề ra một số giải pháp phù hợp giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng trong tương lai.
- Phương pháp số tương đối kết cấu: Phương pháp này xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét và phân tích.
- Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối đối với số liệu giữa các năm 2011, 2012, 2013 và 6/2013 so với 6/2014.
Phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa
trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆ 𝑦 = 𝑦1 − 𝑦0 (2.15)
Trong đó:
𝑦0 : chỉ tiêu năm trước 𝑦1 : chỉ tiêu năm sau
∆𝑦 : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục
Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của
chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
∆𝑦 = 𝑦1−𝑦0
𝑦0 × 100% (2.16)
Trong đó:
𝑦0 : chỉ tiêu năm trước 𝑦1 : chỉ tiêu năm sau
∆𝑦 : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
19
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kết hợp với biểu bảng để phân tích những số liệu cần thiết làm cơ sở phân tích các chỉ tiêu.
20
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN HUYỆN THANH BÌNH 3.1 MÔ TẢ VÙNG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Thanh Bình nằm ven sông tiền cách trung tâm tỉnh 24 km, nằm ven quốc lộ 30 từ trung tâm tỉnh Đồng Tháp chạy dài đến biên giới Việt Nam – Campuchia, cách biên giới khoảng 60 km, có đường bộ và đường sông thông suốt, rất thuận lợi cho việc giao thông cả đường bộ lẫn đường thuỷ.
o Phía Bắc giáp huyện Hồng Ngự, Tam Nông tỉnh Đồng Tháp. o Phía Nam giáp Thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
o Phía Tây giáp huyện Chợ Mới tỉnh An Giang (chia cách bởi Sông Tiền).
o Phía Đông giáp Tam Nông tỉnh Đồng Tháp.
o Diện tích tự nhiên của huyện Thanh Bình là: 329.060.000 m2 .
Trong đó:
o Diện tích đất Nông nghiệp là: 236.470.000 m2, chiếm 71,8% trên tổng diện tích.
o Diện tích đất ở là: 40.290.000 m2, chiếm 12,2% trên tổng diện tích đất.
o Diện tích đất còn lại là: 52.300.000 m2 ,chiếm 15,9% trên tổng diện tích đất.
Dân số theo số liệu niên giám thống kê của huyện năm 2009 là: 156.247 người, chủ yếu là dân tộc kinh, mật độ dân số khoản 460 người/km2, tập trung nhiều ở các xã cù lao, vùng ven và thị trấn.
3.1.2 Điều kiện kinh tế
- Huyện Thanh Bình là một trong 10 huyện, thị của tỉnh Đồng Tháp. Toàn huyện có 12 xã và một thị trấn gồm:
+ 04 xã vùng sâu: Tân Phú, Tân Mỹ, Bình Tấn, Phú Lợi.
+ 03 xã và một thị trấn nằm ven quấc lộ 30: Bình Thành, Thị trấn Thanh Bình, Tân Thạnh, An Long.
21
- Huyện Thanh Bình thuộc một trong bốn huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, lũ lụt, kinh tế Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện.
- Huyện Thanh Bình là một huyện vùng sâu nên sản xuất Nông nghiệp là chủ yếu, chiếm khoảng 80% dân số sản xuất Nông nghiệp, tổng số lượng lương thực theo số lượng thống kê năm 2009 là 211.528 tấn/năm. Sản lượng lương thực bình quân đầu người là 1.350 kg/người/năm. Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ toàn huyện có 980 hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ là 72 doanh nghiệp mô kình kinh doanh chủ yếu là kinh doanh lương thực, xăng, dầu, mua bán vật tư, vật liệu xây dựng…tình hình kinh tế khá phát triển trong đó có một vài doanh nghiệp có doanh số bình quân trong năm khoản 32 tỷ đồng.
3.1.3 Lợi thế và hạn chế
3.1.3.1 Lợi thế
- Huyện Thanh Bình có sông Tiền chảy qua, hằng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai phần lớn màu mỡ, thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng và chăn nuôi với sản lượng lớn đủ cung cấp tiêu thụ nội tỉnh, trong nước và thị trường quốc tế những mặt hàng Nông sản chất lượng cao. Do vậy, huyện có nhiều cơ hội phát triển công nghiệp chế biến Nông, thủy sản cho hiện tại và tương lai.
- Có tuyến quốc lộ 30 (khoản 25km) đi qua huyện, sông rạch nhiều rất thuận lợi trao đổi thương mại với các địa phương khác.
- Nguồn lao động dồi dào, phần lớn làm việc trong lĩnh vực Nông nghiệp, nếu được đào tạo một cách đúng mức từ khâu học văn hóa đến khâu học nghề, từ đó huyện sẽ có được nguồn lao động có tay nghề cao.
3.1.3.2 Hạn chế
- Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế còn nặng tính thuần
Nông, khả năng thu hút nguồn vốn kể cả trong nước và ngoài nước khó khăn. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật còn trong tình trạng yếu kém, thiếu đồng bộ chưa đủ đáp ứng cho nền kinh tế sản xuất hàng hóa và phát triển dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường.
- Lũ mang lại nguồn lợi, nhưng lũ lớn thường làm thiệt hại tài sản của dân cư và các công trình cơ sở hạ tầng công cộng nhà nước.
- Nguồn nhân lực lớn nhưng đa phần là lao động phổ thông, thủ công, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế.
22
- Nghèo về tài nguyên khoáng sản, trừ cát san lắp và xây dựng, cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện chỉ giới hạn một số ngành: chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói).
3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN THANH BÌNH HUYỆN THANH BÌNH
3.2.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp ra đời cùng với quá trình xây dựng và trưởng thành của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, NH luôn gắn bó chặt chẽ với sự chuyển đổi cơ cấu chung của ngành.
Đến Năm 2011 tổng nguồn vốn Agribank Đồng Tháp đạt trên 3.600 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 23,89%, nguồn vốn ổn định từ dân cư chiếm 80,10%; dư nợ đạt trên 5.200 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 15,28% tỷ trọng cho vay Nông nghiệp, Nông thôn chiếm 88%, nợ xấu 0,87%/ tổng dư nợ; thu dịch vụ ngoài tín dụng tăng trưởng 43,47%; đời sống cán bộ viên chức được đảm bảo, người lao động ngày càng gắn kết, tận tâm, tận lực với đơn vị hơn.
Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại: Số 1, Nguyễn du, P.2, TP.Cao lãnh tỉnh Đồng Tháp.
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Thanh Bình – Đồng Tháp nằm ở số 122, quốc lộ 30, Khóm Tân Đông B, thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Điện thoại: (067). 3833 038 Fax: 067.3833 467
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Bình – Đồng Tháp là Ngân hàng chi nhánh cấp 3 của NHNo&PTNT Việt Nam. Được hình thành từ sau năm 1988 NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thanh Bình - Đồng Tháp hoạt động còn mang tính bao cấp. Từ năm 1990 Agribank chi nhánh huyện Thanh Bình được công nhận là doanh nghiệp nhà nước dạng đặc biệt nhận chứng khoán tự chủ về hoạt động tài chính trong kinh doanh.
Năm 1991 Ngân hàng đã chuyển hẳn sang NHTM hoạt động theo pháp luật và quy định của nhà nước. Trong thời gian đầu hoạt động NH gặp không ít khó khăn nhưng NH đã đưa ra đường lối hoạt động đúng đắn cùng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó còn thực hiện đúng các
23
đường lối của huyện Ủy, UBND huyện Thanh Bình, NH đã khắc phục được khó khăn tồn tại và phát triển ngày một tốt hơn.
Hiện nay NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thanh Bình - Đồng Tháp là NHTM hoạt động theo khẩu hiệu “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng” và phương châm “Kinh doanh để phục vụ, phục vụ để kinh doanh”, lấy chữ “tín” làm hàng đầu. Mục tiêu của Ngân hàng là góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, hướng vào các thành phần kinh tế thực sự khó khăn, thiếu chi phí sản xuất kinh doanh. Cho đến nay đã có rất nhiều hộ vươn lên thoát cảnh đói nghèo nhờ vào nguồn vốn vay của NH, ngoài ra còn có hình thức cho vay phục vụ đời sống nên đời sống của cán bộ nhân viên ngày càng cao.
3.2.2 Chức năng
- Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính: mở tài khoản, phát hành thẻ và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng.
- Chức năng trung gian tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn
cho các thành phần kinh tế chủ yếu là cho vay hộ sản xuất.
- Chức năng trung gian thanh toán: nhận làm dịch vụ chuyển tiền cho các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu. Nhận thu tiền mặt và Ngân phiếu thanh toán của khách hàng.
3.2.3 Nhiệm vụ
- Tạo điều kiện cho khách hàng gửi tiền vào thuận lợi, rút ra dễ dàng và giữ bí mật những thông tin cũng như bảo đảm an toàn tiền gửi cho khách hàng. Tư vấn cũng như có các dịch vụ chăm sóc tài chính cho khách hàng.
- Phát hồ sơ vay vốn cho khách hàng khi có yêu cầu, tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính khả thi của dự án đồng ý cho vay khi đủ điều kiện hoặc từ chối cho vay với lý do rõ ràng và cụ thể cho khách hàng.
- Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Chịu trách nhiệm theo quy định của NHNo& PTNT Việt Nam đối với khách hàng trong trường hợp do chủ quan Ngân hàng gây ra.
- Niêm yết công khai lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá vàng, thời hạn và phương thức huy động vốn tại Ngân hàng.
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGUỒN NHÂN LƢC 3.3.1 Cơ cấu tổ chức 3.3.1 Cơ cấu tổ chức
24
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Thanh Bình – Đồng Tháp là chi nhánh cấp 3 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam có cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau:
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thanh Bình
3.3.2 Nguồn nhân lực
3.3.2.1 Ban giám đốc
Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc phụ trách quản lý toàn bộ Ngân hàng, có nhiệm vụ xét duyệt hồ sơ, đề ra phương hướng hoạt động của Ngân hàng.
Giám đốc thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn theo đúng quy định của quy chế tổ chức và qui định của NHNo & PTNT Việt Nam. Giám đốc tiếp nhận các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên sau đó phổ biến cho các cán bộ nhân viên trong đơn vị. Đồng thời Giám đốc là người chịu trách nhiệm cá nhân về pháp lý trước Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam về toàn bộ hoạt động của chi nhánh NHNo & PNNT huyện Thanh Bình.
3.3.2.2 Tổ hành chính nhân sự
- Gồm có 02 cán bộ hành chánh và 04 nhân viên hợp đồng ngoài quỹ lương.
- Làm công tác hành chánh văn thư, bảo vệ, lái xe.
- Lập kế hoạch và thực hiện xây dựng, sửa chữa, mua sằm tài sản, công
cụ làm việc. Phó Giám Đốc Kế hoạch kinh doanh Kế toán Ngân quỹ GIÁM ĐỐC Phòng Hành chánh Nhân sự
25
- Trực tiếp phối hợp với công đoàn, chăm lo đời sống vật chất tinh thần
đối với cán bộ nhân viên, xây dựng cơ quan văn minh lịch thiệp.
- Xây dựng công tác hàng tháng, hàng quý của chi nhánh Ngân hàng và
có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc thực hiện các chương trình được Giám đốc phê duyệt
- Thi hành pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự phòng cháy, nổ tại cơ quan.
- Bảo vệ an toàn cơ quan và khách hàng đến giao dịch.
- Chỉ đạo lao công tạp dịch, vệ sinh, y tế, điện nước.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc NHNo & PTNT huyện Thanh Bình giao
3.3.2.3 Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng gồm: 01 Phó giám đốc, 01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng và 10 nhân viên. Phó giám đốc ký duyệt hồ sơ, Trưởng phòng và Phó phòng có nhiệm vụ kiểm tra phê duyệt hồ sơ cho vay và 10 nhân viên còn lại thực hiện việc cho vay cho 12 xã và 1 thị trấn trong huyện.
Nhiệm vụ của phòng tín dụng
- Tổng hợp, thống kê, phân tích số liệu đề xuất chiến lược kinh doanh, các kế hoạch mang tính khả thi và có hiệu quả.
- Thực hiện nghiệp vụ cho vay các ngành kinh tế (Đây là hoạt động hàng
đầu của phòng kế hoạch kinh doanh).
- Thực hiện việc điều chuyển vốn giữa các Ngân hàng. - Tổ chức thực hiện phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Tổng hợp theo dõi, phân tích hoạt động kinh doanh theo quý, năm. Dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết của Ngân hàng.
- Phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất