Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 91)

Để xử lý nợ xấu, chúng ta biết rằng có nhiều biện pháp để xử lý như khoanh nợ, xoá nợ, phát mãi tài sản đảm bảo… Nhưng giải pháp trích lập dự phòng và sử dụng nó để xử lý các khoản nợ xấu là tiết kiệm thời gian và hiệu quả nhanh.

79

Bảng 4.23 Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thanh Bình, giai đoạn 2011 – 6/2014

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh NHNo & PTNT huyện Thanh Bình, 2011 - 6/2014

Chỉ tiêu Đơn vị Năm đầu 2013 6 tháng đầu 2014 6 tháng

2011 2012 2013

1. Nợ xấu Triệu đồng 3.012 5.295 4.877 3.986 3.807

2. Nợ có khả năng mất vốn Triệu đồng 1.004 2.697 2.055 1.817 1.682

3. Tổng dư nợ Triệu đồng 346.162 407.375 478.169 418.286 504.674

4. DPRRTD cuối kỳ Triệu đồng 1.225 4.023 4.347 3.596 2.532

5. Thu nhập lãi Triệu đồng 50.422 51.105 53.816 43.918 50.568

6. Chi phí lãi Triệu đồng 42.644 41.926 43.730 36.303 41.454

7. Tổng thu nhập Triệu đồng 58.718 59.824 63.862 46.250 56.124 8. LSBQ đầu ra % 14,57 12,54 11,25 10,50 10,02 9. LSBQ đầu vào % 10,10 8,82 8,02 8,19 7,97 10. Nợ xấu/Tổng dư nợ (1)/(3) % 0,87 1,30 1,02 0,95 0,75 11. Tỷ lệ DPRRTD (4)/(3) % 0,35 0,99 0,91 0,86 0,50 12. Khả năng bù đắp RRTD (4)/(1) % 40,6 75,98 89,13 90,22 66,53 13. Khả năng bù đắp nợ mất vốn (4)/(2) % 122,01 149,17 211,53 197,91 150,54

14. Thu nhập lãi/chi phí lãi (5)/(6) Lần 1,18 1,22 1,23 1,21 1,22

15. Thu nhập lãi/tổng thu nhập (5)/(7) % 85,87 85,43 84,27 94,96 90,10

80

Đây là cách xử lý mang tính chất lâu dài và ổn định nhất được cụ thể hoá bằng quy định. Trong những năm qua NHNo & PTNT huyện Thanh Bình đã thực hiện trích lập dự phòng cụ thể theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013. Số tiền dự phòng cụ thể có xu hướng tăng trong giai đoạn (2011 - 2013). Tốc độ tăng của dự phòng cụ thể cũng tăng khá nhanh nhưng không nhanh bằng tốc độ tăng của dư nợ. Vì thế tỷ lệ dự phòng rủi ro của Ngân hàng vẫn ở mức thấp từ 0,35% đến 0,99%. Tỷ lệ này quá cao thì sẽ làm tăng chi phí cho Ngân hàng mà quá thấp thì mức độ để bù đắp khi rủi ro xãy ra không cao lắm. Tuy nhiên, tỷ lệ này thấp thì cũng nói lên được chất lượng của các món vay của khách hàng là khá tốt nên Ngân hàng ít dự phòng rủi ro. Với lĩnh vực cho vay chủ yếu là Nông nghiệp nên việc phân tán rủi ro của Ngân hàng là hết sức khó khăn do đó Ngân hàng chủ động trích lập để bù đắp một khi rủi ro xảy ra ở diện rộng. Việc nợ xấu tăng mạnh trong năm 2012 đã khiến cho Ngân hàng chủ động hơn trong việc trích lập dự phòng. Nhìn chung, những món vay của NHNo & PTNT đều là những món vay có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất (QSDĐ) nên ta thấy tỷ lệ dự phòng năm 2013 vẫn còn ở mức 0,91% do Ngân hàng vẫn còn nguồn thu bù đắp từ việc phát mãi QSDĐ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, việc phát mãi Bất động sản luôn tốn nhiều thời gian và gặp không ít khó khăn, điều này cũng đem đến rủi ro không nhỏ cho Ngân hàng.

Sáu tháng đầu năm 2014, tình hình kinh tế ổn định hơn và lãi suất thấp hơn, nợ xấu cũng đang có xu hướng giảm, vì thế các món vay của khách hàng được đánh giá là chất lượng hơn các năm trước. Nên tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng giảm chỉ còn 0,5%, với tỷ lệ này thì Ngân hàng giảm được chi phí một cách đáng kể so với cùng kỳ năm 2013.

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 91)