Tình hình huy động vốn giai đoạn 2011 – 2013

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 50)

Hàng năm Ngân hàng huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau: Tiền gửi kho bạc, tiền gửi của khách hàng không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá... Huy động vốn là một trong những biện pháp giúp Ngân hàng mở rộng tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động tạo uy tín cho Ngân hàng, cùng với việc áp dụng lãi suất hấp dẫn có chính sách khuyến mãi, quảng cáo… Đăc biệt, Ngân hàng đã sử dụng đa dạng nhiều loại sản phẩm để huy động như gửi tiết kiệm có dự thưởng, tặng quà trong dịp lễ tết đối với khách hàng thân thiết…nhằm thu hút mạnh lượng tiền nhàn rỗi trong dân. Đã làm cho vốn huy động tăng liên tục trong 3 năm, ta sẽ thấy được điều này qua bảng 4.2 sau:

Tiền gửi của KBNN

Là tiền gửi của kho bạc tại Ngân hàng để phục vụ cho việc chi trả thông qua Ngân hàng. Tuy không phải là mảng huy động được nhiều vốn nhất nhưng trong thời gian qua tiền gửi của kho bạc nhà nước lại tăng mạnh. Mạnh nhất là ở năm 2012 với mức tăng 193,25% tương ứng với số tiền là 16.109 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm qua, chi phí tăng cao, mức

38

lương bình quân cũng được nâng cao, hưởng lương theo Ngân sách nhà nước tăng làm cho nhóm tiền gửi của kho bạc nhà nước trong Ngân hàng tăng. Và sự gia tăng này vẫn duy trì được sự ổn định trong năm 2013.

Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Thanh Bình, giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % TG KBNN 8.336 24.445 28.374 16.109 193,25 3.929 16,07 TG khách hàng 112.025 113.442 143.448 1.417 1,26 30.006 26,45 TG TCTD 1.094 1.827 2.451 733 67,00 624 34,15 Phát hành GTCG 4.530 9.566 10.274 5.036 111,17 708 7,40 Tổng VHĐ 125.985 149.280 184.547 23.295 18,49 35.267 23,62

Nguồn: Phòng Kế toán Ngân quỹ NHNo & PTNT huyện Thanh Bình, 2011 - 2013

Tiền gửi của khách hàng

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động vẫn là tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Đây là hình thức huy động truyền thống của Ngân hàng và là nguồn huy động khá ổn định nên thường là nguồn cung vốn chính cho nghiệp vụ tín dụng. Các món tiền gửi từ cá nhân thường nhỏ nhưng do huy động từ số đông đã mang lại nguồn vốn khá lớn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đối với nhóm khách hàng này tiền gửi chủ yếu là để nhận lãi suất, vì vậy Ngân hàng chủ động đa dạng hóa các hình thức cũng như các biện pháp huy động nhằm chủ động khai thác triệt để nguồn vốn tạm thời có trong dân chúng. Thời gian qua Ngân hàng đã áp dụng biện pháp như: tuyên truyền, quảng cáo trên đài truyền thanh huyện và tại các xã trong huyện nơi có điều kiện huy động, trực tiếp gặp gỡ và tham khảo ý kiến của người dân, kết hợp với mở rộng các chiến lược tiếp thị, các hình thức khuyến mãi, quà tặng, các chương trình tiết kiệm dự thưởng cho các dạng tiền gửi vào các dịp lễ tết, kỷ niệm.... Về hình thức huy động cũng đã áp dụng nhiều hình thức đa dạng về thời gian và lãi suất để thu hút khách hàng. Đồng thời, Ngân hàng cũng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, bên cạnh đó phong cách phục vụ ân cần chu đáo không những giữ chân khách hàng cũ mà còn tạo thêm uy tín để thu hút thêm khách hàng mới, nhờ đó mà vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng tăng qua 3 năm. Sỡ dĩ năm 2013 vốn huy đông của Ngân hàng

39

tăng cao như vậy là vì trong năm này với sự nỗ lực của các CBTD và điều kiện có phần thuận lợi hơn trong việc nhà nước thực hiện đền bù giải tỏa nên nguồn vốn huy động được nâng lên đáng kể. Với những kết quả đạt được cho thấy Ngân hàng ngày càng chiếm được lòng tin từ khách hàng, họ an tâm khi gửi vào Ngân hàng và tài sản của họ được đảm bảo có lãi và nhận được quà tặng với các kỳ hạn mà họ gửi vào.

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động và lượng tiền này không có sự biến động mạnh qua các năm: Năm 2012 tăng 733 triệu đồng, tương ứng tăng 67% so với năm 2011 và sang năm 2013 thì chỉ tăng còn 34,15% so với năm 2012. Nguyên nhân lượng tiền này giảm là do nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân đòi hỏi phải có khoản tiền tín dụng lớn để đáp ứng cho nhu cầu đó nên các TCTD phần lớn dự trữ tiền tại tổ chức mình. Một mặt để đảm bảo cho khách hàng rút tiền, mặt khác vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng, không để khách hàng không vay được tiền do thiếu vốn, như vậy sẽ ảnh hưởng đến uy tín của TCTD. Tuy nhiên thì vẫn có một số Ngân hàng khác trên địa bàn gửi tiền tại NH nhằm một đích giảm nhẹ chi phí lãi huy động từ số vốn trên. Năm 2011, lãi suất huy động bắt đầu hạ nhiệt nên nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi trở nên không còn hấp dẫn mà chủ yếu là gửi để đáp ứng nhu cầu thanh toán lẫn nhau. Vì vậy mà tốc độ tăng tiền gửi của tổ chức tín dụng đều giảm qua các năm.

Phát hành giấy tờ có giá

Vốn được huy động qua hình thức này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn và Ngân hàng chỉ sử dụng khi có nhu cầu sử dụng vốn đột xuất. Ngân hàng huyện Thanh Bình thường phát hành các loại giấy tờ có giá ngắn hạn như: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu với thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng. Do lãi suất của chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu cao hơn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm nên thu hút được người dân mua nên làm cho số tiền huy động được của loại hình huy động vốn này cũng tăng qua các năm. Đặc biệt là năm 2012, với mục đích tăng thêm nguồn vốn đáp ứng cho vay nền kinh tế, trong đó có nguồn vốn phục vụ cho Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn, NHNo&PTNT Việt Nam đã triển khai “ Chương trình khuyến mãi đợt phát hành kỳ phiếu dự thưởng năm 2012”. Chính vì thế mà lượng tiền huy động từ phát hành giấy tờ có giá của NHNo&PTNT huyện Thanh Bình vào năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011. Sang 2013 thì Ngân hàng vẫn thực hiện kênh huy động vốn này khá tốt, vẫn tăng 7,4% so với năm 2012.

40

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 50)