CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGUỒN NHÂN LƢC

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 36)

24

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Thanh Bình – Đồng Tháp là chi nhánh cấp 3 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam có cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau:

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thanh Bình

3.3.2 Nguồn nhân lực

3.3.2.1 Ban giám đốc

Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc phụ trách quản lý toàn bộ Ngân hàng, có nhiệm vụ xét duyệt hồ sơ, đề ra phương hướng hoạt động của Ngân hàng.

Giám đốc thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn theo đúng quy định của quy chế tổ chức và qui định của NHNo & PTNT Việt Nam. Giám đốc tiếp nhận các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên sau đó phổ biến cho các cán bộ nhân viên trong đơn vị. Đồng thời Giám đốc là người chịu trách nhiệm cá nhân về pháp lý trước Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam về toàn bộ hoạt động của chi nhánh NHNo & PNNT huyện Thanh Bình.

3.3.2.2 Tổ hành chính nhân sự

- Gồm có 02 cán bộ hành chánh và 04 nhân viên hợp đồng ngoài quỹ lương.

- Làm công tác hành chánh văn thư, bảo vệ, lái xe.

- Lập kế hoạch và thực hiện xây dựng, sửa chữa, mua sằm tài sản, công

cụ làm việc. Phó Giám Đốc Kế hoạch kinh doanh Kế toán Ngân quỹ GIÁM ĐỐC Phòng Hành chánh Nhân sự

25

- Trực tiếp phối hợp với công đoàn, chăm lo đời sống vật chất tinh thần

đối với cán bộ nhân viên, xây dựng cơ quan văn minh lịch thiệp.

- Xây dựng công tác hàng tháng, hàng quý của chi nhánh Ngân hàng và

có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc thực hiện các chương trình được Giám đốc phê duyệt

- Thi hành pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự phòng cháy, nổ tại cơ quan.

- Bảo vệ an toàn cơ quan và khách hàng đến giao dịch.

- Chỉ đạo lao công tạp dịch, vệ sinh, y tế, điện nước.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc NHNo & PTNT huyện Thanh Bình giao

3.3.2.3 Phòng kế hoạch kinh doanh

Phòng gồm: 01 Phó giám đốc, 01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng và 10 nhân viên. Phó giám đốc ký duyệt hồ sơ, Trưởng phòng và Phó phòng có nhiệm vụ kiểm tra phê duyệt hồ sơ cho vay và 10 nhân viên còn lại thực hiện việc cho vay cho 12 xã và 1 thị trấn trong huyện.

Nhiệm vụ của phòng tín dụng

- Tổng hợp, thống kê, phân tích số liệu đề xuất chiến lược kinh doanh, các kế hoạch mang tính khả thi và có hiệu quả.

- Thực hiện nghiệp vụ cho vay các ngành kinh tế (Đây là hoạt động hàng

đầu của phòng kế hoạch kinh doanh).

- Thực hiện việc điều chuyển vốn giữa các Ngân hàng. - Tổ chức thực hiện phòng ngừa rủi ro tín dụng.

- Tổng hợp theo dõi, phân tích hoạt động kinh doanh theo quý, năm. Dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết của Ngân hàng.

- Phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

- Thực hiện chương trình dự án, thẩm định dự án lựa chọn dự án khả thi để xét duyệt cho vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.4 Phòng Kế toán - Ngân quỹ

- Thực hiện hạch toán kế toán thanh toán theo qui định của NHNo & PTNT Việt Nam.

26

- Tổng hợp thống kê, lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.

- Làm dịch vụ thu, chi tiền mặt, quản lý Ngân quỹ và các loại giấy tờ có

giá, giấy tờ thế chấp, các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán tiền gửi cho khách hàng và nhận tiền gửi từ khách hàng.

- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài

chính, quỹ tiền lương đối với cán bộ nhân viên trong Ngân hàng.

- Thực hiện nộp các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước. - Thực hiện việc giải ngân đối với khách hàng đi vay.

- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán quyết toán các báo

cáo theo qui định tại Ngân hàng.

3.4 LĨNH VỰC KINH DOANH

NHN0 & PTNT huyện Thanh Bình kinh doanh tất cả các lĩnh vực huy động và cho vay các sản phẩm như:

- Hoạt động tín dụng:

+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh. + Cho vay lưu vụ.

+ Cho vay thực hiện nhu cầu đời sống.

+ Cho vay mua sửa chữa nhà, phương tiện vận chuyển. + Cho vay xuất khẩu lao động.

+ Cho vay cầm cố giấy tờ có giá. - Hoạt động huy động vốn:

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. + Tiền gửi có kỳ hạn.

+ Tiền gửi tiết kiệm có thưởng. + Tiền gửi tiết kiệm gửi góp. + Tiền gửi tiết kiệm bằng vàng.

- Các hình thức kinh doanh và dịch vụ khác như:

+ Dịch vụ chuyển tiền cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu.

+ Mở tài khoản của cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước.

27

+ Kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ về thẻ ATM, thẻ tín dụng… + Nhận thu tiền mặt và ngân phiếu thanh toán của khách hàng.

3.5 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT HUYỆN THANH BÌNH GIAI ĐOẠN (2011 - 6/2014) HUYỆN THANH BÌNH GIAI ĐOẠN (2011 - 6/2014)

3.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là hoạt động kinh doanh với mục đích lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh, đánh giá chất lượng của toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Các Ngân hàng luôn tìm cách gia tăng lợi nhuận của mình với mức rủi ro thấp nhất nhưng vẫn chấp hành đúng chế độ, quy định của Ngân hàng Nhà nước và kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng mình. Đặc biêt trong những năm gần đây, Ngân hàng không chỉ đơn thuần là một đơn vị tạo vốn cho nền kinh tế mà còn là một đơn vị có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của kinh tế - xã hội thì vấn đề lợi nhuận luôn được quan tâm hàng đầu, vì lợi nhuận chính là yếu tố quyết định sự sống còn cho mỗi Ngân hàng. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thanh Bình – tỉnh Đồng Tháp cũng đóng góp đáng kể cho sự phát triển của huyện nhà và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình điều này được thể hiện qua bảng kết quả sau:

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Thanh Bình - tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 58.718 59.824 63.862 1.106 1,88 4.038 6,75 Thu từ lãi 50.422 51.105 53.816 683 1,35 2.711 5,30 Thu ngoài lãi 8.296 8.719 10.046 423 5,10 1.327 15,22

Chi phí 50.732 50.967 53.612 235 0,46 2.645 5,19 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi trả lãi 42.644 41.926 43.730 -718 -1,68 1.804 4,30 Chi ngoài lãi 8.088 9.041 9.882 953 11,78 841 9,30

Lợi nhuận 7.986 8.857 10.250 871 10,91 1.393 15,73

28

3.5.1.1 Thu nhập

Tổng thu nhập của Ngân hàng tăng qua các năm từ 2011 -2013. Trong 3 năm qua Ngân hàng không ngừng nổ lực nâng cao khả năng cạnh trạnh của mình bằng cách duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng thu nhập hàng năm, 1,88% năm 2012 và 6,75% năm 2013. Việc duy trì mối quan hệ tín dụng với khách hàng cũ và tích cực tìm kiếm nguồn khách hàng mới cùng với việc không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ kinh doanh để có thể thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành nghề kinh doanh. Đưa sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng như: Cho vay với lãi suất ưu đãi, lãi suất thả nổi,…Ngoài ra, trong năm 2013 thì tình hình phát triển kinh tế của đất nước đang trong thời kỳ phục hồi và phát triển nên nhu cầu vốn của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng cao, do đó làm cho thu nhập của NH ngày càng tăng lên. Để hiểu rõ hơn về thu nhập của Ngân hàng, ta lần lượt phân tích 2 nguồn thu chính sau:

Thu từ lãi

Đây là khoản thu chủ yếu của Ngân hàng, khoản thu này chiếm hơn 80% tổng thu nhập của Ngân hàng. Mặc dù kể từ tháng 3/2011 đến nay tình hình lãi suất giảm liên tục, nhưng nhìn chung qua 3 năm thu nhập từ lãi không ngừng tăng trưởng. Trong năm 2013, nhu cầu vốn để nâng cao tăng trưởng kinh tế trong địa bàn là rất cao. Đặc biệt, trong lĩnh vực Nông nghiêp ngoài việc hỗ trợ lãi suất mà còn đơn giản hóa thủ tục cho vay, khoanh nợ không tính lãi đối với trường hợp thiên tai, dịch bệnh…nên hoạt động tín dụng của Ngân hàng năm 2013 cũng được thúc đẩy mạnh. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận lãi suất thấp, nhằm hạ giá thành sản phẩm, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, Chính phủ đã tung ra những gói kích cầu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Do đó, số khách đến Ngân hàng xin vay để có thêm vốn nhằm tiếp tục sản xuất và tái sản xuất kinh doanh tăng lên. Tuy cho khách hàng vay với mức lãi suất thấp nhưng Ngân hàng vẫn hưởng được lãi suất cho vay thỏa thuận trên hợp đồng, phần hỗ trợ lãi suất do Ngân sách Nhà nước chịu để hổ trợ cho doanh nghiệp. Chính điều đó đã góp một phần vào sự tăng trưởng nguồn thu từ lãi của Ngân hàng năm 2013 tăng 5,30% so với năm 2012 khiến cho tỷ trọng nguồn thu từ lãi của Ngân hàng lên mức chiếm trên 85% tổng thu nhập của Ngân hàng.

Thu ngoài lãi

Nguồn thu ngoài lãi của Ngân hàng trong 3 năm từ 2011- 2013 cũng có xu hướng tăng liên tục nhưng tăng nhiều nhất là năm 2013. Do trong năm này,

29

Ngân hàng mở tài khoản thẻ ATM để phát lương cho một số lượng lớn công nhân ở khu công nghiệp Bình Thành, chính vì thế mà thu ngoài lãi năm 2013 tăng 15,22% so với năm 2012. Mặt khác, trong 3 năm qua NHNo&PTNT cũng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ như đầu tư trang thiết bị máy móc, xây dựng cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ… nhằm thu hút nhiều khách hàng và đẩy mạnh sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn, vì vậy mà thu ngoài lãi tăng qua các năm. Điều này cho thấy là uy tín của Ngân hàng lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng cũng như chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng nâng cao.

3.5.1.2 Chi phí

Qua bảng số liệu cho ta thấy tình hình thu nhập của Ngân hàng đều tăng qua 3 năm thì chi phí 3 năm qua cũng tương ứng tăng theo, nhưng mức tăng ở các năm tăng không đều. Chi phí hàng năm tăng khá cao do ảnh hưởng của nhiều yếu tố bởi nền kinh tế biến động rất phức tạp. Điển hình là sự ảnh hưởng của lạm phát, sự biến động lãi suất tiền gửi, nhu cầu mở rộng hoạt động tín dụng cũng như những quy định về quản lý tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)… đã làm cho chi phí hoạt động của Ngân hàng không ngừng tăng cao qua các năm. Cụ thể qua 2 khoản chi phí chính sau:

Chi từ lãi

Cùng với nguồn thu từ hoạt động tín dụng, thì chi phí để trả lãi tiền gửi và tiền vay của Ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao. Thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng thì chi phí hoạt động tín dụng cũng tăng và ngược lại vì có vốn huy động tăng thì hoạt động tín dụng hay cụ thể là cho vay mới có thể tăng trưởng được. Năm 2012 nhờ mặt bằng lãi suất giảm nên chi phí trả lãi giảm 1,68% so với năm 2011. Sang năm 2013, hầu hết các Ngân hàng rơi vào tình trạng “khát vốn” nên đã diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng. Để tăng khả năng huy động vốn Ngân hàng đã điều chỉnh liên tục lãi suất huy động nhằm cạnh tranh với các Ngân hàng khác trong khu vực đã làm cho chi phí trả lãi năm 2013 so với năm 2012 tăng 4,3%, tương ứng với mức tăng thêm 1.804 triệu đồng.

Chi ngoài lãi

Tuy mặc dù các khoản chi ngoài lãi đều tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng giữa các năm lại giảm dần. Cụ thể là, năm 2012 tăng 11,78% so với năm 2011 và năm 2013 thì chỉ tăng có 9,3% so với năm 2012. Sở dĩ, các khoản chi ngoài lãi tăng năm sau cao hơn năm trước như vậy là vì gần đây Ngân hàng rất chú trọng đến hình ảnh của NH trong lòng khách hàng nên các hoạt động quảng bá hình ảnh, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi và tặng quà, lịch trong dịp

30

lễ tết ngày càng thường xuyên hơn. Vì lẽ đó mà làm cho chi phí ngoài lãi tăng qua các năm. Mặt khác, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên dự phòng rủi ro tín dụng cho một số khoản nợ của khách hàng ngày càng tăng, điều này nói lên chất lượng của những khoản vay ngày càng giảm. Bên cạnh đó, các khoản như: chi phí hoạt động dịch vụ, chi thuế, phí, lệ phí, điện, nước, văn phòng phẩm, chi phí sữa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị và công cụ lao động… Đều đồng loạt tăng giá do ảnh hưởng của lạm phát, cũng đã làm cho chi phí ngoài lãi của NH tăng. Tuy nhiên, trong thời gian qua do NH có kế hoạch chi tiêu hợp lý, cắt giảm những khoản chi có thể tiết kiệm như: điện, nước, sử dụng lại những giấy in cũ để in những văn bản, báo cáo nội bộ trong Ngân hàng, nhờ vậy mà tốc độ tăng của chi phí ngoài lãi qua các năm giảm đáng kể.

3.5.1.3 Lợi nhuận

Ta biết lợi nhuận là phần còn lại khi trừ các khoản chi phí, là yếu tố đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Xét về mức độ kinh doanh thì ta thấy lợi nhuận của NH trong 3 năm qua luôn tăng trưởng tốt và tăng với tốc độ ngày càng cao. Đặc biệt là năm 2013 mức tăng lợi nhuận đạt 15,73% so với năm 2012. Tuy nhiên cũng cần phải xem lại nguồn gốc của phần lợi nhuận năm 2013, thực tế tăng là do Ngân hàng thực hiện thu các khoản nợ đã được xử lý rủi ro đang theo dõi ngoại bảng gần 1 tỷ đồng, nguồn thu này được hạch toán vào thu nhập nên đã làm cho thu nhập năm 2013 tăng. Điều này thể hiện sự phát triển vượt bậc của Chi nhánh cũng như cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả của NH. Với kết quả đạt được thì NH cần duy trì và phát huy hơn nữa để đạt được lợi nhuận cao hơn với mức chi phí thấp nhất. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần mở rộng các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín để mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ và trang thiết bị. Đặc biệt là phong cách phục vụ khách hàng của các nhân viên vì họ là người trực tiếp tạo nên chất lượng dịch vụ Ngân hàng nhằm tăng sức cạnh tranh so với các Ngân hàng khác và làm cho Ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới.

3.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 tháng đầu năm 2014

Sau nhiều lần giảm lãi suất cho vay liên tục ở năm 2012 của NHNN về hỗ trợ các lĩnh vực ưu tiên, kể từ đó đến nay lãi suất cho vay sản xuất Nông nghiệp của Agribank Thanh Bình tiếp tục giảm. Từ 14,16%/năm ở năm 2012

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 36)