Phân tích tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 85)

Nâng cao chất lượng tín dụng luôn là mục tiêu cao nhất trong các mục tiêu cần đạt trong hoạt động Ngân hàng. Chất lượng tín dụng không chỉ ở tốc độ tăng cao của dư nợ, doanh số thu nợ, doanh số cho vay, mà còn phụ thuộc nhiều vào chỉ tiêu nợ xấu. Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thanh Bình trong thời gian qua tương đối tốt khi các chỉ tiêu khác đều đạt và vượt kế hoạch, song vẫn còn một số khó khăn tồn tại đó là tình hình nợ xấu của Ngân hàng vẫn còn biến động mạnh theo động thái chung của nền kinh tế như: lạm phát, giá cả thị trường, chủ trương của Nhà nước…Và những ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh… đã đem đến rủi ro cũng như ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Cụ thể là tình hình nợ xấu tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2012 cùng với chính sách thắt chặt đầu tư công của Chính phủ đã đẩy nền kinh tế vào vòng xoáy hàng tồn kho, các doanh nghiêp không bán được hàng hóa nên chưa thu lại được lợi nhuận, ảnh hưởng rất lớn tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp cho Ngân hàng. Mặt khác, sản xuất Nông nghiệp cũng gặp khó khăn bởi biến động của giá cả và tình hình dịch bệnh bùng phát trên diện rộng nên nợ xấu của Ngân hàng tăng 75,80% so với năm 2011. Nhưng sang năm 2013 tình hình kinh tế dần ổn định hơn nên nợ xấu của Ngân hàng giảm 7,89% so với năm 2012. Ở 6 tháng đầu năm 2014 thì giảm 4,49% so với cùng kỳ.

Phân loại nợ xấu theo thời hạn tín dụng

Giai đoạn 2011- 2013

Phân tích nợ xấu theo thời hạn là để hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian qua, nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng sụt giảm, khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn càng kém. Đây là vấn đề mà Ngân hàng rất quan tâm nên đã đặc biệt chú ý đến công tác thu hồi nợ và hạn chế nợ xấu phát sinh.

Sau đây là tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm (2011 – 2013):

73

Bảng 4.19 Tình hình nợ xấu theo thời hạn của NHNo & PTNT huyện Thanh Bình, giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh NHNo & PTNT huyện Thanh Bình, 2011 – 2013

Nợ xấu ngắn hạn

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy nợ xấu ngắn hạn có xu hướng tăng giảm thất thường qua các năm. Năm 2012, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát làm giá các loại nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất tăng cao làm tăng chi phí sản xuất của bà con. Bên cạnh đó, thời tiết diển biến phức tạp, dịch hại trên cây trồng vật nuôi làm năng suất giảm nghiêm trọng, thêm vào đó giá bán các sản phẩm nông nghiệp lại thấp ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất. Dẫn đến tình trạng khách hàng mất khả năng trả nợ làm nợ xấu tăng cao tăng 89,73% (tăng 2.148 triệu đồng) so với năm 2011. Sang năm 2013, hoạt động sản xuất được đẩy mạnh, nguồn thu của bà con cũng tăng lên làm cho người sản xuất có thái độ chủ động trong việc trả nợ Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng tăng cường đôn đốc khách hàng trả nợ ngay khi có dấu hiệu phải chuyển sang nợ quá hạn, trực tiếp điều cán bộ tín dụng đến từng hộ thẩm định và theo dõi sát sao quá trình sử dụng vốn nên nợ xấu trong năm bớt căng thẳng hơn, giảm 18,58% tương ứng giảm 844 triệu đồng so với năm 2012.

Nợ xấu trung hạn

Vì dư nợ trung hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn dư nợ ngắn hạn nên nợ xấu của các khoản vay này thấp hơn nhiều so với nợ xấu ngắn hạn. Trong thời gian qua nợ xấu trung hạn liên tục tăng, đặc biệt trong năm 2013 nợ xấu tăng gần gấp 2 lần so với năm 2011. Thực tế nợ xấu trung hạn tăng cao là do phần lớn các khoản vay trung hạn thường là vay cho xây dựng, mua sắm sửa chữa lớn của các hộ sản xuất Nông nghiệp, chỉ một phần nhỏ là để sản xuất, các khoản vay không vì mục đích sản xuất thì phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập không cao của nông hộ nên không đủ để bù đắp những thiếu hụt khi có biến cố xảy ra. Vì vậy họ không có khả năng trả nợ khi những khoản vay này đến hạn thanh toán. Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2.394 4.542 3.698 2.148 89,73 -844 -18,58 Trung hạn 618 753 1.179 135 21,82 426 56,55 Tổng cộng 3.012 5.295 4.877 2.283 75,80 -418 -7,89

74

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ, trong thời gian gần đây mặt bằng lãi suất luôn được NHNN quy định giảm qua các năm. Lãi suất thấp không chỉ góp phần thúc đẫy sản xuất, kinh doanh trong nước ngày càng phát triển mà còn hạn chế sự gia tăng của nợ xấu trong Ngân hàng. Sáu tháng đầu năm 2014, lãi suất cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại NHNo & PTNT huyện Thanh Bình giảm chỉ còn 8,00%/năm, lãi suất cho vay tiêu dùng cũng chỉ 12%/năm.

Bảng 4.20 Tình hình nợ xấu theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Thanh Bình, 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm2014

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh NHNo & PTNT huyện Thanh Bình, 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Việc lãi suất được điều chỉnh giảm và nền kinh tế trên địa bàn ngày càng khởi sắc, chi phí sản xuất giảm, giá cả đầu ra ổn định. Điều này đã làm cho nguồn thu nhập của hộ sản xuất tăng lên và khả năng trả nợ cho Ngân hàng cũng tăng. Mặt khác, do rút kinh nghiệm từ năm trước nên Ngân hàng đã cố gắng đôn đốc, giám sát thu hồi các món nợ, công tác cảnh báo tình hình kinh tế của địa phương được chú trọng nhằm đưa ra những giải pháp thu hồi nợ kịp thời để hạn chế nợ xấu. Đồng thời, những món vay có giá trị lớn, cán bộ tín dụng đã chủ động hướng dẫn, giới thiệu những hợp đồng bảo hiểm bảo an tín dụng để giúp khách hàng và Ngân hàng đề phòng rủi ro. Do đó, nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 giảm 4,49% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013.

Phân loại nợ xấu theo ngành kinh tế

Giai đoạn 2011 - 2013

Nợ xấu là một chỉ tiêu phản ánh rõ nét về chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay của Ngân hàng, chất lượng tín dụng cao hay thấp, rủi ro tín dụng ít hay nhiều tuỳ thuộc vào khâu lựa chọn khách hàng, vào việc thẩm định trước khi cho vay, và việc theo dõi tình hình thu nợ gốc và lãi nhằm phát hiện kịp thời những yếu tố xấu trong quá trình sử dụng vốn vay để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 So sánh Số tiền % Ngắn hạn 3.661 3.543 -118 -3,22 Trung hạn 325 264 -61 -18,77 Tổng cộng 3.986 3.807 -179 -4,49

75

Sau đây là tình hình nợ xấu theo ngành của Chi nhánh qua các năm:

Bảng 4.21 Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT huyện Thanh Bình, giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh NHNo & PTNT huyện Thanh Bình, 2011 – 2013

Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu theo ngành của chi nhánh qua các năm có ngành tăng cũng có ngành giảm. Trong đó, nợ xấu tập trung nhiều nhất ở ngành Nông nghiệp với tỷ trọng trên 39% tổng nợ xấu. Do đây là ngành cho vay chủ lực của Ngân hàng nên nợ xấu ngành này chiếm tỷ trọng cao hơn các ngành còn lại là điều đương nhiên, vì vậy mà khi nợ xấu của ngành này biến động đã ảnh hưởng nhiều đến Chi nhánh. Cụ thể từng ngành như sau:

Nông nghiệp

Vốn là một huyện nông nghiệp với thu nhập chủ yếu của người dân là từ trồng lúa và các loại cây ăn trái, khi thiên tai và dịch bệnh đến bất ngờ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng.

Năm 2012 là một năm đầy khó khăn cho ngành nông nghiệp, dịch rầy nâu trên lúa và bệnh than thư gây thối trái trên ớt bùng phát trên diện rộng. Đặc biệt là vào đầu tháng giêng âm lịch, một cơn mưa giông trái mùa cực lớn đã làm 980ha lúa Đông Xuân đang ngậm sữa bị ngã đỗ hầu như hoàn toàn, thiệt hại trên 60% năng suất mà còn làm chi phí gặt đập đội lên 450.000 đồng/công, nông dân hầu như không có lãi trong mùa vụ này. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực chăn nuôi cũng chịu tác động không nhỏ của dịch lở mồm, lông móng và heo tai xanh…Vì quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ và thiếu tính chuyên môn nên dịch bệnh đã làm người dân mất vốn. Giá cả đầu ra rất bất lợi làm người sản xuất không còn lối thoát, tránh được dịch bệnh và thiên tai là đã khó khăn nhưng tiếp đến phải đối mặt với cảnh “được mùa, mất giá”. Chính vì những nguyên nhân trên đã làm nợ xấu của ngành nông nghiệp năm 2012 tăng lên đến 141,13% (tăng 1.798 triệu đồng) so với năm 2011 và nâng tỷ trong nợ xấu

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 1.274 3.072 1.927 1.798 141,13 -1.145 -37,27 Thủy sản 275 310 211 35 12,73 -99 -31,94 TM – DV 989 1.345 1.984 356 36,00 639 47,51 Ngành khác 474 568 755 94 19,83 187 32,92 Tổng cộng 3.012 5.295 4.877 2.283 75,80 -418 -7,89

76

của ngành này lên 58,01% trên tổng nợ xấu của Ngân hàng. Điều này đã làm cho chất lượng của các khoản tín dụng trong ngành này bị giảm sút nghiêm trọng. Năm 2013, hoạt động sản xuất đã bắt đầu phục hồi sau một năm đầy biến cố, hơn nửa giá cả đầu ra có lợi cho thu nhập của bà con. Bên cạnh đó, với tâm lý lo sợ nợ xấu vẫn sẽ tiếp tục tăng , Ngân hàng đã có chủ trương chính sách kịp thời như kiên quyết xử lý các khoản nợ quá hạn, đôn đốc cán bộ đến trực tiếp đến từng hộ vay xem xét tình hình cụ thể và hơn nửa là sự khắc khe trong công tác thẩm định các khoản vay mới. Chính vì vậy đã làm nợ xấu năm 2013 giảm 37,27% so với năm 2012 và làm tỷ trọng nợ xấu của ngành này còn 39,51% trên tổng nợ xấu của Ngân hàng.

Thủy sản

Đây là ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro, bỡi lẽ tình hình dịch bệnh gây khó khăn cho việc nuôi trồng mà giá cá còn bấp bênh. Vào thời điểm tháng 4/2012 giá cá liên tục giảm mạnh khiến nhiều hộ nuôi cá không có lời đành phải bán tháo đàn cá với giá rẻ vì để lâu cá quá lứa không ai mua. Nguồn thu nhập suy giảm nghiêm trọng làm nhiều hộ nuôi mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng, chính vì thế nợ xấu trong năm 2012 của ngành này tăng 12,73% so với năm 2011. Sang năm 2013, Ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp như bố trí cán bộ xuống kiểm tra thường xuyên khả năng sinh lời của dự án, kinh nghiệm của hộ vay cũng như việc sử dụng vốn vay của khách hàng đã làm nợ xấu ngành thủy sản giảm 31,94% so với năm 2012.

Thương mại dịch vụ

Không giống như ngành nông nghiệp, mặc dù doanh số cho vay đối với ngành này cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay sau ngành nông nghiệp nhưng nợ xấu của ngành này không có chiều hướng giảm như ngành nông nghiệp mà nợ xấu tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu ngành này là 989 triệu đồng, sang năm 2012 tăng 36% so với năm trước. Bước sang năm 2013 nợ xấu ngành này tiếp tục tăng mạnh 47,51% tương đương với mức tăng là 639 triệu đồng so với năm 2012. Sở dĩ có sự gia tăng như vậy là do đây là ngành chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các ngành nghề khác trong địa phương đã gây khó khăn trong quá trình kinh doanh cho một số hộ mua bán trên địa bàn dẫn đến chậm trễ trong việc trả gốc và lãi cho Ngân hàng. Một số khách hàng vay với món lớn nhằm có vốn kinh doanh nhưng do chưa đủ năng lực và kinh nghiệm nên không thể cạnh tranh với các đối thủ khác hoặc chưa nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường. Do vậy nguồn thu nhập của họ chỉ đủ chi trả cho các khoản lãi định kỳ, đến khi vốn gốc đáo hạn

77

các khách hàng này không có khả năng hoàn cả vốn gốc đã vay trước đây dẫn đến nợ xấu tăng cao.

Ngành khác

Qua bảng số liệu ta thấy, nợ xấu của Ngân hàng đối với khoản mục này có xu hướng tăng với tốc độ tăng ngày càng cao qua các năm (tăng từ 19% trở lên). Do đối tượng chủ yếu của khoản vay này là ngành chăn nuôi nhỏ lẻ như nuôi heo, bò, gà, vịt..., vay tiêu dùng và xuất khẩu lao động đều thiếu khả năng dự trữ tài chính nên khi nền kinh tế khó khăn thì các đối tượng này rất ít khả năng trả được nợ. Thêm vào đó ngành xây dựng gặp nhiều biến động do sự tăng giá của các mặt hàng sắt thép, xi măng, xăng, dầu ảnh hưởng đến giá thành sản xuất cũng tăng nhanh, người dân gặp nhiều khó khăn nên tạm thời cần vốn từ đó chậm trả cho Ngân hàng. Vì vậy mà nợ xấu ở khoản mục này tăng qua các năm.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Bảng 4.22 Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT huyện Thanh Bình, 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm2014

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 So sánh Số tiền % Nông nghiệp 1.625 1.406 -219 -13,48 Thủy sản 190 145 -45 -23,68 TM – DV 1.531 1.586 55 3,59 Ngành khác 640 670 30 4,69 Tổng cộng 3.986 3.807 -179 -4.49

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh NHNo & PTNT huyện Thanh Bình, 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Như đã phân tích phần cho vay, thu nợ, dư nợ, ta thấy rõ các nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu của Ngân hàng qua 3 năm. Cho nên 6 tháng đầu năm 2014, ngoài những nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh thì không cách nào tránh khỏi, nhưng bằng việc đề ra các biện pháp hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu như tăng cường thu các khoản nợ quá hạn, hạn chế gia hạn nợ hoặc điều chỉnh các kỳ hạn nợ. . .thì trong 6 tháng đầu năm 2014 Ngân hàng đã gặt hái được thành công đó là nợ xấu trong ngành nông nghiệp và ngành thủy sản giảm so với 6 tháng đầu năm 2013, tương ứng với mức giảm lần lượt là 13,48% và 23,58%. Riêng nợ xấu ngành thương mại – dịch vụ và các ngành khác có tăng nhưng tăng không đáng kể so với cùng kỳ. Do có một số khoản

78

nợ xấu trong ngành thương mại – dịch vụ và các ngành khác đang trong thời gian phát mãi nhưng vẫn chưa bán được tài sản đảm bảo nên chưa thu hồi được nợ, vì vậy mà nợ xấu các ngành này vẫn chưa giảm.

4.3.2Đánh giá chất lƣợng tín dụng thông qua các chỉ số tài chính

Để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua ta sẽ lần lượt phân tích các chỉ tiêu sau:

4.3.2.1 Nợ xấu trên tổng dư nợ

Vấn đề mà bất kỳ Ngân hàng nào cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ xấu, nhưng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu đó ở mức cao hay thấp. Nếu Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao cũng đồng nghĩa với chất lượng tín

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)