Phân tích hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 55)

Tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng và chứa nhiều rủi ro. Mặc dù các Ngân hàng Việt Nam đang có xu hướng mở rộng cơ cấu hoạt động. NHNo & PTNT Thanh Bình cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động truyền thống của tất cả các Ngân hàng hiện nay. Hoạt động tín dụng có thể xem là hoạt động có tác động đến sự tồn tại của Ngân hàng. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đang có những chuyển biến mới và xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn, do đó Ngân hàng phải biết nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường để không bỏ qua những cơ hội đầu tư tốt. Bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt động Ngân hàng cũng phải kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn, đây là hoạt động đem lại nguồn thu chính cho Ngân hàng. Mở rộng tín dụng sẽ giúp cho Ngân hàng chiếm lĩnh được thị trường, sử dụng tối ưu nguồn vốn đã huy động, phân tán rủi ro, Ngân hàng có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thu được nhiều lợi nhuận.

4.2.1.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là một chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng vốn của Ngân hàng, nó thể hiện được nhu cầu vay vốn của người dân và khả năng cho vay của Ngân hàng, cho vay càng nhiều đồng nghĩa với việc mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng nó luôn chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy hoạt động cho vay cần được các cán bộ tín dụng thẩm định kỹ càng trước khi cho khách hàng vay vốn. Nhìn chung, doanh số cho vay của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do từ đầu năm 2012, NHNN liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số ngành ưu tiên như Nông nghiệp Nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Để nắm rõ hơn về doanh số cho vay của Ngân hàng trong những năm qua ta sẽ phân tích cụ thể những phần sau:

Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Giai đoạn 2011-2013

Xác định thế mạnh kinh tế của huyện Thanh Bình là ngành Nông nghiệp phát triển và đi lên từ Nông nghiệp. Cho nên Ngân hàng đã bám sát và hoạch định chiến lược kinh doanh của mình với mục tiêu chủ yếu cho vay kinh tế hộ.

43

Do đặc điểm của Nông nghiệp là quay vòng vốn nhanh cho nên Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn và trung hạn.

Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của NHNo & PTNT huyện Thanh Bình giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 617.466 757.410 890.602 139.944 22,66 133.191 17,59 Trung hạn 44.765 41.079 48.271 -3.686 -8,23 7.192 17,51 Tổng cộng 662.231 798.489 938.872 136.259 20,58 140.383 17,58

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh NHNo & PTNT huyện Thanh Bình, 2011 – 2013

Doanh số cho vay ngắn hạn

Thông thường các khoản cho vay ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng nhằm giúp khách hàng tăng cường vốn lưu động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Phần lớn khách hàng của Ngân hàng là nông dân chủ yếu là vay tiền để trồng lúa, trồng màu, chăn nuôi heo thịt, nuôi tôm, cá,… một số hộ tiểu thương mua bán nhỏ lẻ, một số doanh nghiệp cần vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh mua bán lương thực, thực phẩm, vật tư... đây là các ngành nghề có chu kỳ sản xuất ngắn. Nên doanh số cho vay ngắn hạn là loại cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động của Ngân hàng và sau mỗi năm tỷ trọng đó luôn tăng trưởng. Loại cho vay ngắn hạn có thời hạn cho vay tối đa bằng 12 tháng và chỉ có một kỳ hạn trả nợ vào cuối hợp đồng vay nên khách hàng dễ nhớ và theo dõi. Hơn nữa lãi suất cho vay ngắn hạn có thời điểm thấp hơn lãi suất cho vay trung dài hạn nên khách hàng thường chuộng loại cho vay này, nhất là các hộ sản xuất kinh doanh, hộ vay số tiền lớn. Đó cũng là nguyên nhân chính mà doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, thường chiếm hơn 90% trở lên trong tổng doanh số cho vay. Đây là loại hình cho vay giúp cho Ngân hàng thu hồi vốn nhanh chóng để tăng vòng quay tín dụng.

Qua bảng thực trạng về doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 ở bảng 4.4 ta thấy nhìn chung các khoản cho vay ngắn hạn đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng của năm sau so với năm trước có phần giảm, năm 2012 tăng 22,66% nhưng đến năm 2013 tăng còn 17,59%. Điều đáng nói ở đây là doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao

44

(trên 90% doanh số cho vay). Sỡ dĩ doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao như vậy là do phần lớn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là vốn ngắn hạn nên đầu tư vốn tín dụng ngắn hạn nhiều thì vòng quay tín dụng sẽ nhanh hơn, khả năng xoay vòng vốn cao và rất an toàn cho hoạt động kinh doanh của NH. Nếu vốn huy động ngắn hạn mà cho vay trung hạn nhiều sẽ khiến cho chi nhánh gặp rủi ro thanh khoản nên chi nhánh chỉ cho vay trung hạn bằng vốn huy động trung và dài hạn và bằng một tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn phù hợp với qui định của NHNN.

Doanh số cho vay trung hạn

Cho vay trung hạn và dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay trên 12 tháng, thường được cho vay để mua sắm tài sản cố định, đổi mới dây chuyền, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất, kinh doanh bất động sản…Lãi suất của các khoản vay trung và dài hạn thường cao hơn ngắn hạn, việc cho vay diễn ra rất phức tạp và thời gian của các khoản cho vay trung và dài hạn thường kéo dài, khả năng thu hồi và quay vòng vốn chậm nên các khoản cho vay này tiềm ẩn nhiều rủi ro trước những thay đổi của thị trường tài chính. Vì thế doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trên tổng doanh số cho vay, bên cạnh đó doanh số cho vay trung và dài hạn có xu hướng thay đổi rất thất thường trong 3 năm qua.

Năm 2012, tuân thủ các quy định của NHNN và hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng từ những khoản cho vay trung và dài hạn. Ngân hàng đã tăng cường công tác kiểm tra, thẩm định cho vay và theo dõi chặt chẽ các khoản vay để đảm bảo an toàn vốn đã tạo nên rào cản rất lớn đối với các đối tượng không đáp ứng đủ điều kiện khắc khe của Ngân hàng. Những điều này đã làm cho doanh số cho vay trung hạn giảm 8,23%, tương ứng giảm 3.686 triệu đồng.

Năm 2013, lãi suất cho vay trung hạn giảm đã thu hút được các đối tượng vay có nhu cầu vay vốn để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà cửa, cải tạo ao đầm, mua các thiết bị vật tư Nông nghiệp phục vụ chủ trương mới của Huyện là chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã làm cho doanh số cho vay trung hạn tăng 17,51% (tăng 7.192 triệu đồng) so với năm 2012.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Cùng với đà tăng trưởng của doanh số cho vay năm 2013, những tháng đầu năm 2014. Nhu cầu của doanh nghiệp về vốn cho sản xuất kinh doanh đã tăng mạnh do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa đã cải thiện mạnh, lãi suất cho vay trong lĩnh vực Nông nghiệp được tiếp tục điều chỉnh giảm, người đi vay đã mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng. Chính vì vậy làm cho doanh số

45

cho vay 6 tháng đầu năm 2014 của chi nhánh tăng 43,55% so với cùng kỳ năm trước.

Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Thanh Bình, 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 So sánh Số tiền % Ngắn hạn 451.142 650.458 199.316 44,18 Trung hạn 47.108 64.783 17.675 37,52 Tổng cộng 498.250 715.241 216.991 43,55

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh NHNo & PTNT huyện Thanh Bình,6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Với vai trò bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để phục vụ cho sản xuất Nông nghiệp, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trên 90% trên tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Trong năm 2014 hoạt động sản xuất bắt đầu ổn định, nhu cầu về vốn để triển khai các phương án sản xuất tăng mạnh, bên cạnh đó lãi suất cho vay giảm làm giảm chi phí sản xuất của người dân, nguồn vốn Ngân hàng để phục vụ sản xuất trở nên hấp dẫn hơn. Chính vì thế doanh số cho vay ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 44,18% so với cùng kỳ năm 2013.

Với bản chất việc cho vay diễn ra rất phức tạp, thời gian của các khoản cho vay trung hạn thường kéo dài, khả năng thu hồi và quay vòng vốn chậm nên các khoản cho vay này tiềm ẩn nhiều rủi ro, chất lượng tín dụng của những khoản vay này thường thấp hơn các khoản vay ngắn hạn, vì thế doanh số cho vay trung chiếm tỷ trọng thấp trên tổng doanh số cho vay. Năm 2014, nhu cầu vay vốn tiêu dùng , vay vốn trung hạn để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà cửa, mua máy móc Nông nghiệp cũng tăng đáng kể làm doanh số cho vay trung hạn trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 37,52% (tăng 17.675 triệu đồng) so với cùng kỳ.

Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Giai đoạn 2011-2013

Trong hoạt động tín dụng, nếu xét theo ngành kinh tế thì NHNo&PTNT huyện Thanh Bình hầu như cho vay ở tất cả các ngành nghề có nhu cầu sử dụng vốn. Tuy nhiên, đúng với tên gọi của Ngân hàng, Nông nghiệp vẫn là lĩnh vực có doanh số cho vay cao nhất, chiếm tỷ trọng trên 60% tổng doanh số hằng năm vì đây là ngành nghề truyền thống và là thế mạnh của huyện. Đứng

46

hàng thứ hai là ngành thương mại dịch vụ chiếm từ 22% - 27% tổng doanh số, ngành thủy sản chiếm tỷ trọng khiếm tốn hơn dao động từ 1% - 2%. Ngoài ra, Ngân hàng còn cho vay đối với các ngành khác. Vì vậy, việc phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế là điều cần thiết, qua đó ta có thể nắm được cơ cấu cho vay các ngành nghề của Ngân hàng như thế nào và tùy theo tình hình kinh tế địa phương mà có sự chuyển dịch cho phù hợp.

Bảng 4.6 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Thanh Bình, giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 440.250 563.484 652.055 123.234 27,99 88.571 15,72 Thủy sản 15.418 13.517 12.996 -1.900 -12,33 -521 -3,86 TM – DV 158.425 176.893 231.180 18.468 11,66 54.287 30,69 Ngành khác 48.138 44.595 42.642 -3.543 -7,36 -1.954 -4,38 Tổng cộng 662.231 798.489 938.872 136.259 20,58 140.383 17,58

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh NHNo & PTNT huyện Thanh Bình, 2011 – 2013

Nông nghiệp

Huyện Thanh Bình là một huyện có diện tích đất Nông nghiệp rộng, nên phần lớn người dân sinh sống bằng nghề Nông chủ yếu là trồng lúa ngoài ra còn phát triển trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Cho nên nhu cầu vốn để sản xuất của người dân đối với ngành nghề này khá cao, chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay.

Từ năm 2012 Ngân hàng đã thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu dư nợ cho vay và chiến lược kinh doanh, NHNo&PTNT huyện Thanh Bình xác định được nhiệm vụ của mình là phục vụ Nông nghiệp Nông thôn có chọn lọc đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà Huyện đã triển khai nên lãi suất cho vay đối với ngành Nông nghiệp, khu vực Nông thôn thấp hơn khoảng 1-2%/năm so với mặt bằng lãi suất chung, tạo điều kiện cho người Nông dân giảm chi phí vay vốn Ngân hàng. Bên cạnh đó, chú trọng đầu tư vùng chuyên canh cây lúa, phát triển cây trồng vật nuôi,.. Nhiều người bắt đầu đầu tư vào chăn nuôi, tu sửa chuồng trại, mở rộng qui mô, nên phải cần thêm nhiều vốn. Chính vì thế, doanh số cho vay đối với ngành Nông nghiệp từ năm 2012 trở về sau luôn tăng qua các năm.

47  Thủy sản

Trong sản xuất Nông nghiệp trồng trọt thường đi kết hợp nuôi trồng thủy sản trên ruộng lúa đã tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, đưa đời sống người dân được khá hơn. Tuy vậy, nhìn chung cho vay thủy sản co xu hướng giảm mạnh qua các năm.

Đây là một trong những ngành chủ trương phát triển của huyện với đối tượng thuỷ sản chủ yếu là cá tra, các lóc, cá rô… Đặc biệt đối với cá tra, sự ra đời của khu công nghiệp Bình Thành đã tạo điều kiện phát triển cho công nghiệp chế biến thức ăn thủy sản phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản và hơn nửa là sự hình thành của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản với hoạt động thu mua nguyên liệu ồ ạt. Hơn nữa, chủ trương của Huyện là khuyến khích người dân phát triển ngành thủy sản, đồng thời mở thêm các cơ sở cung cấp các loại cá giống cho người chăn nuôi, khuyến khích Ngân hàng cho vay đối với những hộ Nông dân có vườn tạp nhiễm phèn gây khó khăn cho việc trồng trọt, biến thành những ao cá nên năm 2011 doanh số cho vay đạt 15.418 triệu đồng. Trong năm này, cho vay chủ yếu là cho vay để nuôi cá tra. Đây là một ngành tạo ra nhiều lợi nhuận nhưng cũng tồn tại không ít rủi ro. Đối với một số hộ vay lớn, có kỹ thuật canh tác tốt và có công ty bao tiêu đầu ra đã vượt lên làm giàu với ngành này, nhưng một số hộ khác do kinh doanh nhỏ lẻ, nuôi không đúng kỹ thuật kèm thêm không có ký kết hợp đồng bao tiêu đầu ra nên dẫn đến thất bại trong kinh doanh, mắc nợ và không có nguồn vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Mặc khác, do ảnh hưởng của giá cả thức ăn, thuốc, hóa chất phục vụ ngành thủy sản tăng cao qua các năm, làm cho chi phí cũng tăng theo làm người nuôi không có lãi. Vì vậy mà sang năm 2012 doanh số cho vay thủy sản lại giảm 12,33% (giảm 1.900 triệu đồng) so với năm 2011. Năm 2013 Ngân hàng bắt đầu rà soát các hộ vay, quy trình xét duyệt cho vay cũng kỹ hơn, chỉ tập trung cho vay các hộ có đủ năng lực sản xuất kinh doanh trong ngành này. Vì vậy mà doanh số cho vay thủy sản trong năm 2013 tiếp tục giảm chỉ còn 12.996 triệu đồng, giảm 3,86% so với năm 2012.

Thương mại dịch vụ

Thương mại và dịch vụ là ngành không sản xuất ra hàng hóa nhưng nó tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Thông qua hoạt động thương mại - dịch vụ trên thị trường, các chủ thể kinh doanh mua bán sản phẩm, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất và như vậy hàng hoá sẽ lưu thông, dịch vụ được thông suốt. Có thể nói, nếu không có dịch vụ - thương mại thì sản xuất hàng hóa khó có thể phát triển được. Đây là lĩnh vực mà

48

doanh số cho vay tương đối thấp hơn so với doanh số cho vay ngành Nông nghiệp nhưng đang có xu hướng tăng đều qua các năm. Doanh số cho vay lĩnh vực này tăng dần qua các năm là do kinh tế huyện phát triển, đời sống kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thanh bình – tỉnh đồng tháp (Trang 55)