Đưa đạo đức nghề nghiệp vào chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học Vinh (Trang 63)

- Sự tự tu dưỡng của sinh viên

3.2.2. Đưa đạo đức nghề nghiệp vào chương trình đào tạo

Việc khai thác có hiệu quả sự kết hợp giáo dục đạo đức vào chương trình đào tạo và thông qua các môn học là cần thiết nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức đạo đức và thái độ đúng đắn đối với các chuẩn mực đạo đức cho sinh viên.

- Thông qua việc dạy học các môn học làm cho sinh viên tự giác chiếm lĩnh một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, giúp các em định hướng đúng trước những hiện tượng xã hội (tốt, xấu) để lựa chọn cách thức ứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức.

- Các môn khoa học xã hội và nhân văn (văn, sử, địa)…có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Nhiều kiến thức trong các môn học này có liên quan đến giá trị, thái độ và cách cư xử, hành vi đạo đức trong xã hội.

- Các môn khoa học tự nhiên cũng đóng góp vào việc giáo dục đạo đức. Giúp sinh viên hình thành những phẩm chất xã hội như tư duy hợp lí, thái độ coi trọng nhân quả, ý thức nâng cao kiến thức xã hội.

- Các môn như triết học, tâm lí giáo dục có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về phẩm chất, bổn phận đạo đức của người công dân…Qua môn học này sinh viên sẽ có thái độ tự giác chấp hành những phẩm chất đạo đức, coi chúng như là những chuẩn mực đạo đức mà mỗi công dân cần thực hiện nghiêm túc.

- Các môn nghệ thuật, thể dục thể thao tạo cơ hội để sinh viên phát triển óc sáng tạo, thể hiện được sự xúc động và trải nghiệm của mình.

Qua tìm hiểu thực trạng giảng dạy ở trường Đại học Vinh cho thấy đội ngũ giảng viên nhà trường có đủ điều kiện thực hiện việc lồng ghép giáo dục đạo đức vào bài giảng chuyên môn của mình. Tuy nhiên các giảng viên chỉ coi trọng mặt kiến thức trong bài giảng, chưa chú ý lồng ghép giáo dục đạo đức vào bài học cho sinh viên. Thực tế, nội dung giáo dục đạo đức lồng ghép trong giảng dạy chuyên môn chưa được cụ thể hoá. Nhiều giáo viên còn gặp khó khăn lúng túng trong việc kết hợp giáo dục đạo đức vào bài giảng, đặc biệt là giảng viên tự nhiên. Theo PGS-TS Bùi Văn Huệ thì hoạt động dạy học ở các trường sư phạm phải mang “bản sắc sư phạm”. Bản sắc sư phạm ở đây “Không phải là cung cấp cho sinh viên các thủ thuật trong giảng dạy mà phải thể hiện ở sự giác ngộ sâu sắc của tất cả các cán bộ giảng dạy về trách nhiệm của mình đối với sản phẩm đào tạo. Sự giác ngộ ấy sẽ là nền tảng của khuynh hướng sư phạm, thể hiện trong suốt quá trình đào tạo, nhằm làm cho sinh viên trở thành người giáo viên không chỉ biết dạy chữ mà còn biết dạy người”.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học Vinh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w