Thực trạng quản lí công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường Đại học Vinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học Vinh (Trang 49)

- Sự tự tu dưỡng của sinh viên

2.4. Thực trạng quản lí công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường Đại học Vinh

phạm trường Đại học Vinh

Sinh viên trường Đại học Vinh được đào tạo theo học chế tín chỉ thường không học ổn định ở một lớp trong một học kỳ và việc quản lý sinh viên chủ yếu dựa vào mã số sinh viên, mã số học phần, số lượng tín chỉ sinh viên đăng ký tích lũy trong một học kỳ và qua các kì sinh hoạt lớp. Thực tế đó, dẫn đến người làm công tác quản lí học viên, sinh viên đặt vào tư thế bị động trong việc hoạch định kế hoạch, lập chương trình tổ chức các hoạt động quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Nhiều sinh viên chưa có kế hoạch học tập phù hợp, ảnh hưởng đến tiến độ học tập.

Chúng tôi tiến hành điều tra tình hình công tác quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm trường Đại học Vinh trên cơ sở chọn mẫu tiêu biểu ở đối tượng sinh viên này với 300 phiếu điều tra mẫu, điều tra tình hình giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua hoạt động quản lý sinh viên và một số phòng ban chức năng liên quan trong nhà trường.

Bảng 2.3. Nhận thức của SVSP về các nội dung cần giáo dục cho SVSP

TT Các nội dung giáo dục Rất cần Cần Không cần SL % SL % SL %

1

Giáo dục động cơ học tập, thái độ học tập, ý thức trau dồi chuyên môn nghiệp

vụ 93 31 207 69 0 0

2

Giáo dục ý thức chấp hành nội qui, qui định, xây dựng nền nếp học tập, sinh

hoạt 85 28.3 215 71.7 0 0 3 Giáo dục lòng vị tha, lòng nhân ái 45 15 255 85 0 0 4 Giáo dục tác phong mô phạm, mẫu mực 300 100 0 0 0 0 5 Giáo dục lối sống trung thực, giản dị, khiêm tốn 185 61.7 115 38.3 0 0 6 Giáo dục tinh thần sẵn sàng nhận công tác ở nơi xã xôi, khó khăn 25 8.3 275 91.7 0 0 7 Giáo dục lòng tin vào sự lãnh đạo của

Đảng 75 25 225 75 0 0

8 Giáo dục ý thức tự rèn luyện, tự tu

Bảng 2.4. Con đường hiểu biết về đạo đức nghề nghiệp của người SVSP Đại học Vinh

TT Các nội dung giáo dục

Rất quan

trọng Quan trọng

Không quan trọng SL % SL % SL %

1 Thông qua các môn học chuyên ngành 153 51 147 49 0 0 2 Thông qua các môn học nghiệp vụ 275 91.7 25 8.3 0 0 3 Thông qua kinh nghiệm thực tiễn cuộc

sống 155 51.7 145 48.3 0 0 4 Qua hoạt động ngoại khóa 255 85 45 15 0 0 5 Qua tham gia các hoạt động xã hội 95 31.7 205 68.3 0 0 6 Qua các phương tiện thông tin đại chúng 56 18.7 244 81.3 0 0 7 Qua hội thi nghiệp vụ sư phạm 260 86.7 40 13.3 0 0 8 Qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư

phạm thường xuyên 300 100 0 0 0 0 9 Qua các hoạt động của Đoàn thanh niên

CSHCM 270 90 30 10 0 0

10 Qua hoạt động sinh viên tình nguyện 58 19.3 79 26.3 163 54.3

Bảng 2.5. Thái độ của sinh viên ngành Sư phạm trường Đại học Vinh về những hành vi vi phạm của sinh viên

TT Các hành vi Đồng tình Lên án

Không quan tâm SL % SL % SL %

1 Gian lận trong thi cử 0 0 275 91.7 25 8.3 2 Vô lễ với giáo viên 0 0 285 95 15 5 3 Trộm cắp, đánh nhau 0 0 245 81.7 55 18.3 4 Đối phó trong học tập 0 0 157 52.3 143 47.7 5 Quan hệ bất chính nam nữ sinh viên 0 0 207 69 93 31 6 Nghiện hút, mại dâm. 0 0 300 100 0 0 7 Qua hội thi nghiệp vụ sư phạm 0 0 277 92.3 33 7.7

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: Đa số sinh viên sư phạm trường Đại học Vinh đều có ý thức phấn đấu và rèn luyện tốt như:

Có nếp sống, thói quen lành mạnh, chăm chỉ học tập, có ý thức vươn lên, vượt khó đạt thành tích cao trong học tập, kính trọng thầy cô, quan hệ bạn bè lành mạnh, tôn trọng mọi người, chấp hành tốt các qui định của kí túc xá, có phong trào thể dục thể thao, văn nghệ tốt… Bên cạnh đó vẫn còn một số sinh viên có những biểu hiện lệch lạc về hành vi ứng xử. Tuy chưa phải là mức độ nghiêm trọng song nếu không

được chấn chỉnh kịp thời thì mức độ đó sẽ nâng dần về sau. Qua tìm hiểu, quan sát chúng tôi thấy sinh viên có hành vi sai lệch, thường biểu hiện như:

- Trốn học, trốn tiết, học thay, thi hộ.

- Không học bài và làm bài tập đầy đủ, trong thi cử còn sử dụng tài liệu.

- Mất trật tự, gây rối trong sinh hoạt tập thể (nói chuyện, nghe, gọi điện thoại trong giờ học, sinh hoạt tập thể).

- Tổ chức sinh nhật ăn uống bia, rượu dẫn đến đánh nhau trong và ngoài trường. - Cầm đồ, tham gia đánh bài bạc, lô đề, …

- Vi phạm luật giao thông, trèo tường rào vào kí túc xá. - Trang phục lên lớp thiếu nghiêm túc, …

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học Vinh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w