0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH (Trang 35 -35 )

Con đường dạy trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu dạy trên lớp là khai sáng, định hướng, phát triển đạo đức thì hoạt động ngoài giờ lên lớp bổ sung, củng cố những kiến thức đã học trên lớp. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có ưu thế là rèn luyện, thể hiện bằng hành vi, thái độ, hành động đạo đức trong các mối quan hệ chứ không chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức lí luận. Khi được tiếp xúc với người thật việc thật, với chủ thể của hành vi đạo đức sống động sẽ có sức thuyết phục lớn trong việc giáo dục đạo đức. Những hành vi này rất có thể trở thành mẫu mực cho sinh viên noi theo trong những hoàn cảnh đòi hỏi cách xử sự tương ứng. Như vậy sức thuyết phục lớn của người thật việc thật là có khả năng đi thẳng vào niềm tin đạo đức của mỗi người.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp rất đa dạng và phong phú bao gồm các hoạt động như:

- Sinh hoạt của tổ chức đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Hoạt động này nhằm rèn luyện những hành vi ứng xử, giao tiếp lịch sự, có văn hoá nhằm góp phần cải tạo những phong tục, thói quen lạc hậu trong đời sống của thế hệ trẻ. Thông qua các hoạt động văn nghệ, thể thao, tham quan, du lịch, tìm hiểu danh lam thắng cảnh của địa phương, của đất nước qua việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ như ngày 2 - 9; 8 - 3; 19 - 5, 20 - 11, 22 - 12…Các phong trào phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa có ý nghĩa rất lớn để giáo dục đạo đức, rèn luyện tư tưởng chính trị cho sinh viên trong nhà trường sư phạm.

- Hoạt động thực tế, thực tập sư phạm là một hoạt động đặc thù đối với sinh viên sư phạm. Nó không chỉ là một hoạt động rèn luyện nghiệp vụ đơn thuần chuẩn bị cho nội dung bài dạy trên lớp mà qua đó sẽ giáo dục cho sinh viên tình cảm yêu nghề, yêu trẻ.

- Thông qua hoạt động thực tiễn giúp sinh viên nắm được thực tiễn giáo dục của địa phương, hiểu rõ hơn chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, của ngành học đối với giáo dục, nhằm mục đích là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thấm nhuần phương châm của ngành là “xã hội hoá giáo dục”.

- Thực hành thực tập sư phạm là con đường cơ bản, đặc thù giáo dục tư tưởng chính trị, là con đường dạy nghề có hiệu quả nhất cho sinh viên sư phạm.Vì thế mà

nhà giáo dục J.A.Cômenxki (1592-1670) đã có tư tưởng: Trong nhà trường sư phạm phải có nhà trường thực hành, để cho giáo sinh thường xuyên được rèn luyện.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH (Trang 35 -35 )

×