Nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên, sinh viên sư phạm trường Đại học Vinh và một số đại diện trường THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học Vinh (Trang 46)

- Sự tự tu dưỡng của sinh viên

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên, sinh viên sư phạm trường Đại học Vinh và một số đại diện trường THPT

Vinh và một số đại diện trường THPT

2.3.1.1 Nhận thức cán bộ quản lí, giảng viên và đại diện trường THPT:

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên đại diện trường THPT trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

STT Mức độ SLKết quả đánh giá% 1 Rất quan tâm 90 83,2 2 Bình thường 19 15,6 3 Chưa thật quan tâm 2 1,2 4 Không quan tâm 0 0

Nhận xét:

Từ kết quả điều tra cho thấy nhà trường rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên (chiếm 83,2%). Không có ý kiến nào cho rằng nhà trường không quan tâm.

Có 15,6% ý kiến đánh giá nhà trường quan tâm ở mức độ bình thường đối với công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp và 1,2% ý kiến chưa thật quan tâm. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì trường Đại học Vinh đã quan tâm đến việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thực hiện được mục tiêu giáo dục đào tạo, góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực cho người giáo viên tương lai.

Qua việc trao đổi trò chuyện với cán bộ, giáo viên, cùng với sự quan sát hoạt động thực tế của nhà trường, chúng tôi nhận thấy các lực lượng giáo dục, các tổ chức đoàn thể đều rất quan tâm tới giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Nhà trường đã đưa ra những tiêu chí xếp loại rèn luyện đạo đức để từ đó có những hình thức khen thưởng, kỉ luật đối với từng sinh viên.

2.3.1.2. Nhận thức của sinh viên

Sau thời gian kiến tập sư phạm ở trường phổ thông, sinh viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, hiểu rõ hơn về thực tiễn giáo dục phổ thông. Trong 8 tuần TTSP, sinh viên sẽ thực hiện 5 nội dung :

- Tìm hiểu hoạt động dạy và học của thầy và trò.

- Tìm hiểu công tác Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên. -Tìm hiểu thực tế địa phương.

- Sinh viên giảng từ 01 đến 10 tiết theo chuyên ngành đào tạo (trong đó có một vài tiết đánh giá chuyên môn).

Qua đợt TTSP cho thấy sinh viên đã mạnh dạn, tự tin hơn, biết vận dụng kiến thức vào giảng dạy, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Có được điều này là nhờ sự chỉ đạo sát sao của giáo viên hướng dẫn, do đó sinh viên thực hiện một cách nghiêm túc. Mỗi sinh viên tham gia giảng từ 01 đến 10 tiết dạy đồng thời xây dựng công tác chủ nhiệm lớp.

Trong đợt TTSP 100% sinh viên được đánh giá về chuyên môn qua các tiết dạy, công tác chủ nhiệm và các hoạt động khác. Để đánh giá được kết quả của hoạt động

TTSP, chúng tôi đưa ra yêu cầu sinh viên đánh giá dưới dạng phiếu điều tra. Nội dung thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2. Kết quả đánh giá sau đợt thực tập sư phạm

STT Nội dung

Kết quả SL %

1 Yêu nghề hơn 55 67

2 Nâng cao trình độ chuyên môn. 48 59 3 Rèn luyện tay nghề tốt hơn. 50 60 4 Vận dụng kiến thức vào thực tế phổ thông. 66 77,3 5 Rất thiết thực. 59 70 6 Có ý thức trách nhiệm với công việc hơn. 55 67 7 Yên tâm với nghề đã chọn. 50 60 8 Mạnh dạn, tự tin, năng động hơn. 75 86,5

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học Vinh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w