Nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học Vinh (Trang 55)

- Sự tự tu dưỡng của sinh viên

2.5.2.Nguyên nhân thực trạng

2.5.2.1. Nguyên nhân khách quan

Do các cấp lãnh đạo và xã hội coi việc giáo dục ở các trường là kết quả học tập văn hoá nhiều hơn là chất lượng về đạo đức nghề nghiệp; do ảnh hưởng của gia đình và môi trường xã hội, do nhiều giảng viên làm thêm nghề phụ hoặc đi tham gia các dự án, ít quan tâm và đầu tư công sức vào công tác gắn chuyên môn với giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các em.

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 86 CBQL,GV, CBVC qua tiếp xúc trực tiếp và bảng câu hỏi về nguyên nhân của thực trạng nói trên. Kết quả cho thấy nguyên nhân có thể xuất phát từ:

(1) Một số CBQL, GV, CBVC chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV vì vậy, còn thờ ơ, chưa thực sự nhập cuộc tham gia công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp (109/111, 95.3%);

(2) Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp và quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV còn chưa thực sự chặt chẽ, nhịp nhàng (99/111, 88.3%);

(3) Do đời sống tinh thần, vật chất của đa số SV Trường Đại học Vinh nói chung, sinh viên ngành Sư phạm nói riêng còn ở mức thấp, gia đình nhiều em còn nghèo, khó khăn. Để đảm bảo cuộc sống, các em phải tự làm thêm kiếm sống, không đủ thời gian để học tập và sinh hoạt đoàn thể (98/111, 87.2%);

(4) Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp còn mang tính thời vụ, phong trào (78/111, 75.58%);

(5) Do chưa có những điều kiện thuận lợi về CSVC cho việc tập hợp SV để từ đó quản lý họ, ví dụ: Chưa có một địa điểm đủ lớn với những trang thiết bị cần thiết cho những buổi gặp gỡ giao lưu, sinh hoạt thường xuyên chung giữa SV các lĩnh vực của ngành (91/111, 82.55%).

(6) Đội ngũ GV giảng dạy nói chung và môn học có liên quan đến công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp, cường độ giảng dạy lớn, chương trình dạy còn nặng nề đã dẫn đến tình trạng một số GV chậm đổi mới phương pháp giảng dạy, chủ yếu vẫn là phương pháp thầy giảng, trò ghi chép, chưa tạo được sự hứng thú trong học tập dẫn đến tình trạng SV học đối phó (64/86, 74.4%).

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Cán bộ quản lý còn xem nhẹ việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp; công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp chưa được tuyên truyền rộng rãi trong tập thể cán bộ, giảng viên; sự phối hợp của Khoa đào tạo với phụ huynh và các lực lượng giáo dục trong trường chưa tốt; hoạt động của Đoàn TN trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp chưa thật sự toàn diện và hiệu quả; thực hiện xã hội hoá giáo

dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường làm chưa tốt; việc đánh giá, khen thưởng còn nhiều hạn chế…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học Vinh (Trang 55)