Nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học Vinh (Trang 61)

- Sự tự tu dưỡng của sinh viên

3.2.1.Nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

Hiện nay trong xã hội đã có những hiện tượng đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, các tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới một bộ phận sinh viên. Bản thân sinh viên, các thầy cô giáo trong nhà trường chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ vị trí của đạo đức trong nhân cách, mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt đạo đức và tài năng trong một con người.

Chính vì thế việc nâng cao đạo đức cho đội ngũ sinh viên trong nhà trường sư phạm là hết sức cần thiết nhằm giúp các em thấm nhuần sâu sắc vị trí đạo đức nhân cách của con người trong bối cảnh xã hội phát triển theo cơ chế thị trường có quy luật cạnh tranh trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Việc giáo dục đạo đức ở đây không thể hiểu đơn thuần chỉ là chữ viết và lời nói, mà bao hàm một nội dung lớn, có tác dụng sâu sắc là hành động và việc làm. Giáo dục đạo đức không đơn giản như vấn đề đọc sách và ghi nhớ mà nó cần phải có thời gian đủ để người được giáo dục hiểu một cách sâu sắc. Do đó hơn lúc nào hết giáo dục đạo

đức phải được thực hiện thường xuyên, mọi lúc mọi nơi và cùng một lúc có nhiều đối tượng tác động. Lãnh đạo nhà trường và các cấp quản lí trong trường cần có sự chỉ đạo cụ thể, thống nhất trong các hoạt động giáo dục tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng, hình thành môi trường giáo dục tích cực, định hướng hành vi đạo đức cho sinh viên. Nhà trường cần đưa việc giáo dục đạo đức vào nề nếp theo chương trình cụ thể vì hiện nay vấn đề giảng dạy môn đạo đức học vẫn chưa được thực hiện đều khắp ở tất cả các chuyên ngành đào tạo. Vì vậy việc tiếp cận các tri thức đạo đức cho sinh viên còn hạn chế. Với tư cách chỉ đạo chung nhà trường cần quy định rõ chức năng nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho sinh viên đối với từng đối tượng cụ thể như các tổ chức đoàn thể, các cấp khoa, Ban công tác sinh viên, giáo viên chủ nhiệm lớp… Đồng thời gắn kết quả rèn luyện của sinh viên với công tác thi đua của cán bộ, giáo viên có liên quan. Bên cạnh đó mỗi cá nhân cần nhận thức rằng học tập và rèn luyện đạo đức là hai mặt của một vấn đề. Hai quá trình này đan xen với nhau, vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của nhau. Trong học tập có rèn luyện, trong rèn luyện đã được học tập. Tuy nhiên nó không phải là một, do vậy không thể thay thế nhau mà phải được thực hiện song song để có điều kiện bổ sung cho nhau.

Dạy học phải tuân theo quy luật, nguyên tắc của dạy học. Giáo dục đạo đức nhân cách lại có những quy luật và nguyên tắc riêng của nó, không thể dùng nguyên tắc dạy học thay cho giáo dục đạo đức. Với sinh viên sư phạm đòi hỏi phải có cái đức trước cái tài, có cái tâm trước khi cần tri thức khoa học. Việc nâng cao nhận thức về đạo đức cho sinh viên cần phải được thực hiện bằng nhiều con đường.

- Tổ chức cho sinh viên học tập các môn khoa học cơ bản để nâng cao nhận thức chung, trong đó chú trọng giáo dục giá trị đạo đức cho sinh viên như: giáo dục truyền thống của trường, của khoa, các ngày lễ lớn của dân tộc, địa phương, toạ đàm thảo luận với những giáo viên lâu năm, có nhiều thành tích đóng góp cho trường, cho khoa.

-Tổ chức cho sinh viên học tập chính trị, nội qui, qui chế của trường, nhất là đối tượng sinh viên năm thứ nhất mới vào trường.

-Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội qui, nề nếp do nhà trường, khoa đề ra. -Nâng cao việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt câu lạc bộ, đêm thơ, dạ hội, giao lưu tạo cơ hội cho sinh viên có nhận thức đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho bản thân.

Việc tổ chức tốt các bộ môn khoa học chuyên ngành hay cơ bản là việc cung cấp tri thức và gắn với nội dung giáo dục đạo đức. Đồng thời nhà trường cần:

- Tổ chức nghe báo cáo tình hình thời sự, chính trị một năm từ 3- 4 lần. - Tổ chức học tập Nghị quyết của Đảng.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử của địa phương, của dân tộc. Với sinh viên việc nâng cao vị trí đạo đức cả về khái niệm, phạm trù, chuẩn mực đạo đức nhất thiết phải được dạy lồng ghép qua các môn học chính khoá ở trên lớp theo một mức độ phù hợp. Các em phải biết đặt mục tiêu tu dưỡng đạo đức ngang tầm với mục tiêu tích luỹ tri thức trong quá trình học tập. Ở bất kì môn học nào cũng phải đảm bảo tính tư tưởng khi truyền thụ tri thức, do đó đòi hỏi người giáo viên khi soạn bài lên lớp phải đặt vấn đề đó một cách cụ thể, nghiêm túc.

Trong đánh giá từ Ban giám hiệu đến khoa, đến tổ trưởng chuyên môn phải lấy điều đó làm nội dung để xem xét, đánh giá chất lượng giảng dạy của từng cá nhân giáo viên.

Việc sinh viên có nhận thức đúng đắn về vị trí của đạo đức trong cấu trúc nhân cách và nhiệm vụ tu dưỡng đạo đức còn phụ thuộc vào ảnh hưởng giáo dục tuyên truyền của nhà trường và chính tấm gương rèn luyện phẩm chất đạo đức của mỗi giảng viên trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học Vinh (Trang 61)