- Đối với các tổ chức đoàn thể:
3.3. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
Do điều kiện thời gian không cho phép, chúng tôi không thể tiến hành thực nghiệm sư phạm để rút ra được hiệu quả của các giải pháp đã nêu, chúng tôi chỉ tiến hành khảo nghiệm thông qua việc lấy ý kiến của 100 người bao gồm: cán bộ quản lí (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng), giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn, tổ trưởng chuyên môn và đại diện cha mẹ học sinh) của 6 Trường THPT Huyện Bố Trạch về mức độ cần thiết và tính khả thi của của các giải pháp. Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 3.1. Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất
Các giải pháp
Mức độ cần thiết của các giải pháp (%)
Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Không trả lời SL % SL % SL % SL % SL % Giải pháp 1 70 70 30 30 0 0 0 0 0 0
Giải pháp 2 69 69 24 24 5 5 0 0 2 2
Giải pháp 3 73 73 27 27 0 0 0 0 0 0
Giải pháp 4 76 76 24 24 0 0 0 0 2 4,4
Giải pháp 5 74 74 26 26 0 0 0 0 0 0
Bình quân 72.4 26.2 0 0 0 1.4
Từ số liệu khảo sát trên, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau: 1. Số người đánh giá mức độ "rất cần thiết" của 5 giải pháp có tỷ lệ bình quân là 72.4% và số người đánh giá ở mức độ “cần thiết” của 5 giải pháp là 26.2%. Tổng cộng cả hai mức độ đó có tỷ lệ bình quân là 98.6%. Như vậy là ý kiến đồng thuận về tính cần thiết, phù hợp của các đối tượng về 5 giải pháp là sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học để thực hiện mục đích của đề tài.
2. Các giải pháp 1, 3, 4, 5 có sự đồng thuận cao, thể hiện ở tỷ lệ 100% ở mức rất cần thiết và cần thiết. Giải pháp 1 và 3 nằm trong tầm quản lý của nhà trường, đội ngũ thực thi là thầy cô giáo, CBGV trong nhà trường và không cần đầu tư nhiều kinh phí. Còn các giải pháp 4, 5 là các giải pháp tạo môi trường hoạt động rộng lớn và lành mạnh để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
3. Giải pháp 2 có tỷ lệ 2% ý kiến không trả lời câu hỏi. Chúng tôi đã trực tiếp trao đổi với một số đối tượng khảo sát thì nhận được sự giải trình rằng: Hoạt động giáo dục NGLL là một hoạt động khó và tâm lý của một số học sinh hiện nay lại rất ngại phải giao tiếp và tham gia các hoạt động xã hội nên khó tổ chức được các hoạt động có hiệu quả.
4. Như vậy tỷ lệ chênh lệch giữa các giải pháp là không nhiều vì thế nên không ảnh hưởng đến kết quả chung của 5 giải pháp và của từng giải pháp.
Về khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất Mức độ khả thi của các giải pháp (%)
Các giải pháp
khả thi khả thi khả thi trả lời
SL % SL % SL % SL % SL % Giải pháp 1 70 70 25 25 5 5 0 0 0 0 Giải pháp 2 32 32 47 47 15 15 6 6 0 0 Giải pháp 3 44 44 43 43 8 8 5 5 0 0 Giải pháp 4 41 41 47 47 8 8 4 4 0 0 Giải pháp 5 22 22 61 61 10 10 7 7 0 0 Trung bình chung 41.8 44.8 9.2 4.4 0 0
Từ số liệu khảo sát trên chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Số ý kiến rất khả thi ở cả 5 giải pháp có tỷ lệ trung bình là 41.8% là hoàn toàn khách quan vì trong thực tiễn không có giải pháp nào là hoàn toàn tối ưu. Tuy nhiên ý kiến đánh giá ở mức độ khả thi cả 5 giải pháp đạt tỷ lệ trung bình là 44.8%; Gộp cả hai loại ý kiến đó thì cả 5 giải pháp có sự đồng thuận trung bình về tính khả thi là 86.6%, thấp hơn so với tính cần thiết 98.6%. Điều này cũng dễ hiểu, bởi để đảm bảo tính khả thi của các giải pháp cần có nhiều điều kiện và nhiều yếu tố khác nữa.
2. Tỷ lệ mức độ không khả thi là 4.4% và ít khả thi có tỷ lệ trung bình cả 5 giải pháp là 9.2%. Tỷ lệ chung như vậy theo chúng tôi cũng là một đánh giá khách quan bởi vì giải pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động, không có giải pháp nào là vạn năng. Mỗi giải pháp đều có những ưu thế riêng và có những nhược điểm riêng. Chính vì vậy chúng ta phải dùng nhiều giải pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Hơn nữa quản lý GDKNS là một việc làm khó khăn phức tạp, nhất là trong hoàn cảnh xã hội hiện nay. Người cán bộ quản lý phải có tâm, có tầm, tuỳ theo công việc, con người, hoàn cảnh cụ thể mà sử dụng các giải pháp quản lý một cách linh hoạt, thích hợp và bảo đảm hiệu quả giáo dục cao.
Kết luận chương 3
Trong chương 3, chúng tôi đã đề xuất được một số giải pháp và qua kết quả khảo nghiệm chúng tôi thấy rằng các giải pháp nêu trên là cần thiết để góp
phần nâng cao công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT huyện Bố Trạch trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước phát triển một cách toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN trong thời đại mới.