Các nguyên nhân dẫn tới sự yếu kém về kỹ năng sống của HS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 53)

HS

Hiện nay ở các nhà trường thì số học sinh yếu kém về kỹ năng sống vẫn còn rất nhiều. Để tìm ra nguyên nhân trên, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 160 người (gồm GVCN, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn thanh niên, cha mẹ học sinh). Thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.8 sau đây.

Bảng 2.8. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thiếu kỹ năng sống của học sinh TT Các nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ % Xếp bậc

1 Gia đình, XH chưa chú trọng đến công tác GDkỹ năng sống 142 89 2 2 Hình thức tổ chức công tác GDKNS chưaphong phú 111 69 8 3 Học sinh chỉ quan tâm đến việc học văn hoá 131 82 3 4 Những biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi 125 78 5 5 Một bộ phận thầy cô giáo chưa quan tâm GDkỹ năng sống cho học sinh 85 53 11 6 Hiểu biết của học sinh về các nội dung củaKNS chưa nhiều 146 91 1

7 Chưa có sự phối hợp giữa các lực lượng GD 101 63 9

8 KNS vẫn còn là vấn đề mới mẻ 119 74 6

9 Nội dung GD kỹ năng sống chưa thiết thực 97 61 10 10 Nhiều đoàn thể XH chưa quan tâm đếnGDKNS 130 81 4

11 Tệ nạn XH 114 71 7

Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu kỹ năng sống của học sinh, có thể chia làm 4 nhóm nguyên nhân chủ yếu:

* Nguyên nhân từ phía gia đình: Gia đình là cái nôi của sự hình thành

và phát triển nhân cách của trẻ thơ. Trình độ văn hoá, lối sống, phương pháp giáo dục gia đình có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của trẻ. Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn những học sinh thiếu kỹ năng sống thường là con cái của các gia đình có hoàn cảnh như: Có khó khăn về kinh tế dẫn đến bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái; Hoặc có điều kiện kinh tế dư dật do đó nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái; Bố mẹ lăn lộn với cơ chế thị trường để làm giàu, khoán trắng việc dạy dỗ con cái cho nhà trường; Vợ chồng sống không hạnh phúc, các mối quan hệ trong gia đình thiếu chuẩn mực: Vợ chồng - con cái cãi nhau, thậm chí đánh lộn nhau; bố mẹ li hôn nhau, gia đình phá sản... Có thành viên của gia đình sa vào các hiện tượng: nghiện hút, rượu chè bê tha, cờ bạc,... Bố mẹ thiếu sự hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về GD và chăm sóc con cái v.v…

* Nguyên nhân từ phía học sinh: đó là những biến đổi tâm sinh lý lứa

tuổi HS trung học phổ thông: do đặc điểm tâm, sinh lý tuổi dậy thì, tình cảm của các em chưa bền vững, không ổn định, khả năng làm chủ bản thân, “sức đề kháng”, bản lĩnh còn yếu trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài… cho nên dễ phát sinh mặc cảm, sự bồng bột, cả tin… Điều này tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội xâm nhập vào tư tưởng, tình

cảm của các em, cá biệt có một số em bị rối loạn về tâm thần. Nhiều em chỉ chú ý đến việc học kiến thức văn hoá mà không quan tâm đến các vấn đề khác, ngại tiếp xúc và giao tiếp với người khác. Có nhiều em không tự quyết định được các vấn đề của mình mà phải trông chờ, ỷ lại vào bố mẹ hoặc người khác... Đối với đa số các em học sinh vấn đề về kỹ năng sống và nội dung giáo dục kỹ năng sống vẫn là vấn đề còn hết sức mới mẻ...

* Nguyên nhân từ phía nhà trường: Thực tế việc giáo dục toàn diện

cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống còn rất hạn chế. Nhà trường vẫn còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ với con người, với môi trường tự nhiên. Một số trường nhiều lúc còn nặng về công tác giáo dục văn hoá, xây dựng kế hoạch chủ yếu về chuyên môn, ít quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Năng lực của một số giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCN) còn nhiều hạn chế chưa biết cách tổ chức các hoạt động, các hình thức để thông qua đó giáo dục cho học sinh các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng phó với các tình huống căng thẳng, kỹ năng giải quyết các vấn đề... Xét về phương diện giáo dục thì giáo viên chủ nhiệm lớp là người có thể làm tốt nhất nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Bởi họ là những người hàng ngày gần gũi, sát sao với học sinh, tham gia cùng các em nhiều hoạt động giáo dục khác nhau. Đó là điều kiện thuận lợi để gây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Thế nhưng, thực tế cho thấy thầy cô giáo chủ nhiệm lớp chưa chú trọng tới vấn đề rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Giờ sinh hoạt đầu tuần thầy cô phổ biến các kế hoạch trong tuần; cuối tuần nhận xét, tuyên dương, phê bình học sinh dựa vào các tiêu chí thi đua do trường, lớp đề ra. Bài học mà các em nhận được từ giáo viên chủ nhiệm lớp phần nhiều là những bài học đạo đức đơn thuần. Cho nên kỹ năng sống mà các em thu thập được từ phía

thầy cô là không nhiều và gần như là một chiều; tức là thầy cô chỉ cho các em thấy những mặt tốt mà không cho các em biết những mặt trái của cuộc sống thực ngoài xã hội. Trong khi đó, thực tiễn cuộc sống luôn tác động vào các em, sự tác động đó là đa chiều: tốt, xấu đều có và nhiều khi lẫn lộn, các em không phân biệt được. Một số giáo viên bộ môn chưa chú trọng việc thông qua “dạy chữ” để “dạy người”, nhiều lúc còn coi việc GD kỹ năng sống cho HS chỉ là việc của GVCN, của BGH nhà trường, của Đoàn thanh niên...; Việc áp dụng các phương pháp GD kỹ năng sống còn cứng nhắc, hình thức tổ chức chưa phong phú.

* Các nguyên nhân từ việc quản lý, phối hợp các lực lượng GD

Các tổ chức chính trị xã hội nói chung và tổ chức Đoàn thanh niên nói riêng trong một số trường THPT hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, sự phối kết hợp với nhà trường trong GD kỹ năng sống cho HS chưa tốt.

Khi tìm hiểu các nguyên nhân nói trên, chúng ta thấy mấu chốt của vấn đề GD kỹ năng sống cho HS là người quản lý trường THPT cần phải xây dựng được mối quan hệ khăng khít giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 53)