Thực trạng kỹ năng sống của học sinh THPT huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 48)

Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục toàn diện của các trường THPT huyện Bố Trạch đã đạt được nhiều kết quả khả quan như số liệu thống kê (bảng 2.2). Tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng, tuy nhiên bên cạnh đó thì số học sinh xếp học lực còn yếu phải lưu ban vẫn còn nhiều.

Theo bảng xếp loại hạnh kiểm 3 năm gần đây của HS THPT huyện Bố Trạch (bảng 2.3), chúng tôi thấy rất phấn khởi vì số học sinh có hạnh kiểm

khá, tốt ngày càng tăng, đa số các em học sinh đều có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách của mình và phấn đấu học tập tốt. Nhưng thực tế số liệu điều tra cũng làm cho chúng ta, những người làm công tác quản lý giáo dục phải suy nghĩ, trăn trở, đó là số học sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu có xu hướng tăng. Các em học sinh này đa số là học sinh lười học, ỷ lại, ham chơi, bỏ giờ, có học lực yếu kém phải rèn luyện trong hè, thi lại, lưu ban. Điều để chúng ta phải suy nghĩ là rất nhiều em học sinh được rèn luyện và sống trong một môi trường giáo dục tốt nhưng lại sa ngã, đua đòi, ăn chơi, đàn đúm theo bạn bè xấu. Qua khảo sát thực tế ở xung quanh khu vực trường học chúng tôi thấy vẫn có hiện tượng học sinh bỏ tiết để vào quán đánh điện tử, chơi bi a...Có nhiều em học sinh còn tham gia vào các nhóm đánh nhau mà nguyên nhân nhiều khi chỉ rất đơn giản như: thấy một cái nhìn thiếu thiện chí hay một câu nói bâng quơ hoặc một va chạm nhỏ khi vào lấy xe ở nhà xe tập thể... Ví dụ: hai học sinh lên xuống cầu thang va quệt phải nhau; hoặc trêu đùa nhau cho vui cũng có thể dẫn đến đánh nhau. Ngay cả các trò chơi tập thể do đoàn trường tổ chức hoặc các giờ truy bài của giáo viên nhiều em khi được gọi tên đứng dậy phát biểu còn run sợ, miệng lắp bắp nói không thành câu. Chúng tôi đã làm phiếu hỏi với 300 học sinh ở 6 trường THPT Huyện Bố Trạch. Kết quả có 85 em (tỷ lệ 28,3% học sinh thích tham gia vào các hoạt động tập thể, 176 học sinh (tỷ lệ 58,7%) trả lời là muốn tham gia nhưng ngại phải giao tiếp nơi đông người, còn lại 39 học sinh (Tỷ lệ 13%) không thích tham gia. Tại sao các học sinh lại không mạnh dạn? Tại sao học sinh lại có những hành vi như đánh bạn, vi phạm đạo đức, nội quy trường lớp? Phải chăng đó là do các em thiếu kỹ năng sống? Trước thực tế này hơn bao giờ hết, nhà trường - gia đình - xã hội phải quan tâm tới vấn đề GD kỹ năng sống cho thế hệ trẻ, giáo dục cho các em những kỹ năng sống nhất định để các em biết cách ứng phó, cư xử đúng mực với mọi tình huống, biết tu

dưỡng, rèn luyện nhân cách một cách toàn diện để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 48)

w