Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE (External Factor

Một phần của tài liệu Chiến lược hoạt động bệnh viện Chợ Rẫy đến năm 2020 (Trang 27)

2.

1.4.1 Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE (External Factor

Factor Evaluation)

Từ việc phân tích các yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài ta xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài có 6 cột ( Các yếu tố, tầm quan trọng, phân loại, số điểm quan trọng, tính chất tác động, xếp loại và theo năm bƣớc sau:

Lập danh mục các yếu tố quan trọng

Xác định tầm quan trọng mỗi yếu tố: Cho điểm từ 0,0 đối với yếu tố không quan trọng đến 1,0 đối với yếu tố rất quan trọng. Tổng số điểm cho các yếu tố bằng 1,0. Đánh dấu + cho yếu tố có ảnh hƣởng tích cực (cơ hội), đánh dấu – cho yếu tố có ảnh hƣởng tiêu cực ( nguy cơ) vào cột “ tính chất tác động”.

Phân loại phản ứng của chính sách tổ chức đối với yếu tố: cho điểm từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố để cho thấy sự phản ứng của các chính sách tổ chức đối với các yếu tố này, trong đó 1 là sự phản ứng yếu, 2 là phản ứng trung bình, 3 là phản ứng trên trung bình, 4 là phản ứng tốt.

Nhân điểm số của việc xác định tầm quan trọng với điểm số phân loại phản ứng của chính sách tổ chức đối với mỗi yếu tố. Xếp thứ tự theo điểm số và cột xếp loại có các dấu cộng, từ để biết đâu là yếu tố cơ hội đâu là yếu tố nguy cơ.

Cộng tất cả điểm số ở cột điểm quan trọng để xác định số điểm và tầm quan trọng cho tổ chức. Tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng cao nhất là 4 cho thấy tổ chức đang phản ứng tốt đối với các yếu tố môi trƣờng hiện tại. Tổng số điểm dƣới 2,5 là phản ứng yếu.

Bảng mẫu ma trận EFE nhƣ sau: Các yếu tố Tầm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Tính chất tác động Xếp loại 1 2 3 4 5 6 Tổng số điểm 1.4.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Lập ma trận hình ảnh cạnh tranh để nhận diện những nhà cạnh tranh chủ yếu với những mặt mạnh và yếu của họ, là sự mở rộng của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE. Cách lập ma trận này cũng tƣơng tự nhƣ cách lập ma trận EFE, chỉ khác sự phân loại và điểm quan trọng của các đối thủ cạnh tranh đƣợc tính toán so sánh với công ty mẫu, ngoài ra có đƣa vào ma trận các yếu tố bên ngoài có tầm quan trọng quyết định đến sự thành công.

1.4.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE (Internal Factor Evaluation) Evaluation)

Ma trận IFE đƣợc hình thành từ việc phân tích lựa chọn các yếu tố cơ bản từ môi trƣờng nội bộ tổ chức, cách thực hiện tƣơng tự ma trận EFE. Công cụ này giúp cho tổ chức tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu quan trọng của các bộ phận chức năng và cũng cung cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.

1.4.4 Ma trận kết hợp SWOT

SWOT đƣợc tiến hành nhƣ sau:

Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu bên trong của doanh nghiệp. Đồng thời cũng liệt kê những cơ hội lớn, nguy cơ quan trọng bên ngoài tổ chức có ảnh hƣởng tới tổ chức vào các ô riêng biệt theo thứ tự mức độ ảnh hƣởng giảm dần.

Lập các kết hợp và đƣa ra các chiến lƣợc:

Kết hợp S+O: Kết hợp từng điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài, đƣa ra chiến lƣợc tận dụng cơ hội để phát huy điểm mạnh

Kết hợp W+O: Kết hợp từng điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài, đƣa ra chiến lƣợc tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu.

Kết hợp S+T: Kết hợp từng điểm mạnh bên trong với nguy cơ bên ngoài, đƣa ra chiến lƣợc để vận dụng điểm mạnh nhằm giảm thiểu nguy cơ bên ngoài.

Kết hợp W+T: Điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài, đƣa ra chiến lƣợc khắc phục yếu kém và hạn chế nguy cơ.

1.4.5 Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix)

Trong giai đoạn quyết định chiến lƣợc. Ma trận QSPM đƣợc hình thành để định lƣợng, lựa chọn chiến lƣợc có khả năng thay thế lẫn nhau. Quy trình đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội nguy cơ vào cột bên trái của ma trận QSPM, tối thiểu 10 yếu tố thành công quan trọng bên ngoài và 10 yếu tố thành công quan trong bên trong.

Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài. Cách làm giống nhƣ trong ma trận EFE và IFE

Nghiên cứu các ma trận SWOT ở giai đoạn kết hợp và xác định chiến lƣợc có thể thay thế. Ghi lại các chiến lƣợc này trên dòng đầu tiên của ma trận QSPM.

Xác định số điểm hấp dẫn của từng yếu tố cho mỗi chiến lƣợc ghi vào cột AS số điểm hấp dẫn đƣợc cho từ 1 = không hấp dẫn, 2 = có hấp dẫn đôi chút, 3 = khá hấp dẫn, 4 = rất hấp dẫn.

Tính tổng số điểm hấp dẫn của từng yếu tố cho mỗi chiến lƣợc bằng cách nhân điểm phân loại với điểm hấp dẫn của cột AS trong mỗi dòng ghi vào cột TAS.

Tính tổng cộng số điểm hấp dẫn của từng chiến lƣợc ghi vào dòng cuối cùng. Tổng cộng số điểm này càng cao thì chiến lƣợc đó càng hấp dẫn và sẽ chọn chiến lƣợc nào có tổng cộng số điểm hấp dẫn lớn.

Có nhiều phƣơng án chiến lƣợc cấp công ty mà các nhà doanh nghiệp có thể lựa chọn. Thông thƣờng đó là các chiến lƣợc tăng trƣởng tập trung, tăng trƣởng bằng con đƣờng hội nhập. Mỗi chiến lƣợc có những loại hình thức riêng nhƣng ta có thể vận dụng một cách độc lập hoặc kết hợp với các chiện lƣợc khác nhằm tìm kiếm đƣợc chiến lƣợc tốt nhất. Tuy nhiên thực tế khó mà xác định đƣợc phƣơng án nào là khả thi hoàn hảo tuyệt đối, các phƣơng án khả thi này chỉ mang tính tƣơng đối vì các chiến lƣợc thƣờng bị tác động bởi các yếu tố trong môi trƣờng hoạt động. Vì thế trong quá trình vạch chiến lƣợc và xác định các giải pháp thực hiện các nhà quản trị cần có những phán đoán trực giác, giàu khinh nghiệm, phải vận dụng uyển chuyển linh hoạt những kỹ năng quản trị..

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG HOẠT ĐỘNG

BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

2.1 Giới thiệu bệnh viện Chợ Rẫy 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1900 ngƣời Pháp xây dựng Bệnh viện trên nền đất có diện tích 50.000 m2

với tên lúc đầu là Hospital municipal De Cholon.Tuy nhiên vì đặt trên nền đất của chợ Rẫy nên ngƣời dân quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này đƣợc dùng chính thức cho đến ngày nay.

Năm 1971 đến tháng 6 năm 1974, Bệnh viện Chợ rẫy đƣợc tái xây dựng trên diện tích 53.000m2, với tòa nhà 11 tầng trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông nam Á.

Quy mô ban đầu của bệnh viện khi xây dựng vào năm 1974 là 500 giƣờng, số lƣợng giƣờng bệnh thực kê không ngừng đƣợc tăng lên phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân, đến năm 1999 là 1.242 giƣờng, và đến nay là 2.455 giƣờng.

Trong suốt gần 40 năm vận hành, bệnh viện đã giữ vững ổn định và phát triển, quản lý vận hành tốt bệnh viện đồng bộ và hiện đại, với đội ngũ thầy thuốc và nhân viên có trình độ và đạo đức nghề nghiệp góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trong khu vực phía Nam, cả nƣớc và khu vực Châu Á.

Bệnh viện đã đón nhận nhiều phần thƣởng cao quí của Đảng và Nhà nƣớc , trong đó kể đến:

- Huân chƣơng chiến công hạng II cho đoàn nghiên cứu phòng chống sốt rét bệnh viện Chợ Rẫy (1986)

- Danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (2000)

- Cờ thi đua Chính phủ năm 2003.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

Bệnh viện thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Bệnh viện Chợ Rẫy đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 4175/QĐ-BYT ngày 22/11/2004 của Bộ trƣởng Bộ Y tế.

Đối tƣợng phục vụ là những bệnh nhân mọi lứa tuổi do tuyến trƣớc gửi đến, bệnh nhân trong khu vực phía Nam hoặc ngoài khu vực nhƣng có nhu cầu, bệnh nhân là ngƣời nƣớc ngoài, đối tƣợng đến học tập, diện nghiên cứu khoa học...

2.1.2.1 Chức năng :

- Khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng khu vực phía Nam ở tuyến cao nhất.

- Đào tạo cán bộ,chỉ đạo tuyến, góp phần giải quyết những khó khăn trong chuyên môn, quản lý bệnh viện của hệ thống y tế khu vực miền Nam.

- Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại ngang tầm các nƣớc trong khu vực và trên thế giới để phục vụ sức khoẻ nhân dân

2.1.2.2 Nhiệm vụ:

Khám chữa bệnh

Chỉ đạo tuyến trong khu vực về chuyên môn kỹ thuật theo phân cấp của Bộ y tế Nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ chuyên nghành

Phòng bệnh

Quản lý bệnh viện, quản lý kinh tế y tế Hợp tác quốc tế

Cụ thể nhƣ sau:

- Khám, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân các tỉnh khu vực miền Nam.

- Khám sức khoẻ cho các đối tƣợng đi công tác, học tập, lao động ở nƣớc ngoài và kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài.

- Khám, chữa bệnh và khám sức khoẻ cho ngƣời nƣớc ngoài làm việc và du lịch tại Việt Nam

- Khám giám định y khoa theo yêu cầu của các Hội đồng Giám định Y khoa trên cơ sở phân cấp của Bộ Y tế.

- Giám định pháp y và giám định tâm thần theo trƣng cầu của cơ quan thực thi pháp luật.

- Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng cộng đồng. - Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn để phát hiện và dập tắt dịch.

- Là cơ sở thực hành của các trƣờng Đại học Y Dƣợc, trung học điều dƣỡng,... - Tham gia đào tạo cán bộ y tế ở bậc Sau đại học, Đại học, Trung học.

- Đào tạo lại cán bộ y tế cho khu vực miền Nam về chuyên môn và quản lý bệnh viện.

- Đào tạo liên tục, đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức trong bệnh viện và các cơ sở y tế khác khi có nhu cầu.

- Tham gia đào tạo các chƣơng trình y tế Quốc gia.

- Nhận các thực tập sinh nƣớc ngoài- Phối hợp với các cơ sở đào tạo biên soạn các giáo trình, tài liệu phục vụ cho thực tập sinh nƣớc ngoài đến học tập nghiên cứu tại bệnh viện.

- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

- Chủ trì và tham gia công trình nghiên cứu khoa học các cấp. - Tổ chức các Hội nghị khoa học Quốc tế trong nƣớc tại bệnh viện.

- Tổ chức các chƣơng trình nghiên cứu khoa học phối hợp trong nƣớc và với nƣớc ngoài.

- Tham mƣu giúp Bộ trƣởng Bộ Y tế xây dựng tổ chức hệ thống mạng lƣới các cơ sở khám chữa bệnh và phòng bệnh chủ yếu cho khu vực các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

- Chỉ đạo một số chuyên khoa cho tuyến dƣới khu vực đƣợc Bộ Y tế giao. - Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dƣới.

- Theo dõi, giám sát các hoạt động chuyên môn trong khu vực đƣợc phân công. - Tham gia hổ trợ tuyến dƣới tổ chức triển khai các chƣơng trình, dự án y tế. - Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền thông giáo dục sức khoẻ.

- Tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y tế.

- Chủ động khai thác nguồn viện trợ đầu tƣ, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học với các tổ chức quốc tế, cá nhân ngƣời nƣớc ngoài theo quy định của Pháp luật.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án đầu tƣ liên doanh, liên kết với các nƣớc và các tổ chức quốc tế, cá nhân ngƣời nƣớc ngoài, kể cả các tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chƣơng trình hợp tác quốc tế với bệnh viện; cử cán bộ, học viên, đi học tập nghiên cứu, công tác ở nƣớc ngoài; nhận chuyên gia, giảng viên, học viên là ngƣời nƣớc ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại bệnh viện; quản lý đoàn ra, đoàn vào trong phạm vi hoạt động của bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về lĩnh vực thuộc phạm vi của bệnh viện quản lý theo quy định chính phủ.

- Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện: nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc Bộ Y tế giao.

- Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nƣớc về thu, chi ngân sách của bệnh viện, từng bƣớc cải tiến hạch toán thu theo quy định mới của nhà nƣớc.

- Tạo thêm nguồn kinh phí cho bệnh viện từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế, các dự án đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Ban giám đốc :

- Giám đốc phụ trách chung và công tác tổ chức và tài chính. - Bốn Phó Giám đốc, trong đó:

+ 01 Phó Giám đốc – phụ trách công tác chuyên môn các khoa ngoại. + 01 Phó Giám đốc – phụ trách công tác chuyên môn các khoa nội. + 01 Phó Giám đốc – phụ trách công tác quản trị vật tƣ, dƣợc, thiết bị. + 01 Phó Giám đốc – phụ trách công tác chuyên môn, viện - trƣờng. Bệnh viện gồm 66 đơn vị, trong đó có 04 trung tâm,12 phòng đơn vị chức năng, 38 khoa lâm sàng,11 khoa cận lâm sàng, 01 đơn vị đoàn thể, dịch vụ.

Nhóm các phòng chức năng(12)

1. Phòng Hành chính 2. Phòng Tổ chức cán bộ

3. Phòng Kế hoạch tổng hợp và đơn vị Y tế cơ quan 4. Phòng Điều dƣỡng

5. Phòng Tài chính kế toán

6. Phòng Quản trị và đơn vị Quản lý dự án 7. Phòng Trang Thiết bị y tế

8. Phòng Công nghệ thông tin

10.Đơn vị đối ngoại tiếp thị 11.Đơn vị an toàn bức xạ 12.Đơn vị Y xã hội

Nhóm các khoa, đơn vị cận lâm sàng (11)

1. Khoa hóa sinh 2. Khoa Vi sinh

3. Khoa Chẩn đoán hình ảnh 4. Khoa Y học hạt nhân

5. Đơn vị Pet- CT và Cyclotron

6. Khoa siêu âm và đơn vị thăm dò chức năng thần kinh 7. Khoa nội soi

8. Khoa Giải phẫu bệnh 9. Khoa Giải phẫu bệnh lý

10.Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn và Bộ phận Tiếp liệu thanh trùng 11.Khoa Dinh dƣỡng lâm sàng

Nhóm các trung tâm và tƣơng đƣơng (4)

1. Trung tâm ung bƣớu Chợ Rẫy 2. Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy

3. Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến Chợ Rẫy

4. Trung tâm Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh khu vực phía Nam.

Nhóm các khoa, đơn vị lâm sàng (38)

1. Khoa khám bệnh

3. Khoa Khám xuất cảnh

4. Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu 5. Khoa Cấp cứu

6. Khoa Hồi sức cấp cứu 7. Khoa Nội tim mạch

Một phần của tài liệu Chiến lược hoạt động bệnh viện Chợ Rẫy đến năm 2020 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)