Nguyên nhân và sự cần thiết phải hợp tác trong quy trình lựa chọn nhà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác của các doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng của Công ty dịch vụ thuê ngoài tại Việt Nam trường hợp nghiên cứu Công ty Dragon Sourcing (Trang 25)

doanh của nền kinh tế hiện nay, do đó tất cả mắc xích trong chuỗi và quy trình đều

cần đến sự hợp tác từ bên trong lẫn bên ngoài. Một số ví dụ về các kiểu mối quan hệ

hợp tác là hợp tác mang tính đối thủ hoặc hợp tác không mang tính đối thủ (Cox, 2001), đối tác (Webster, 1992; Mentzer và cộng sự, 2000), và hợp tác giữa nhà sản

xuất và nhà cung cấp (Cravensvà cộng sự, 1996) [dẫn theo 83, tr.15-30].

2.1.3.2 Nguyên nhân và sự cần thiết phải hợp tác trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng cung ứng

Có thể nhận thấy quy trình lựa chọn nhà cung ứng như là một trong những phân đoạn trong chuỗi cung ứng, trong đó công ty thuê ngoài đóng vai trò trung tâm kết nối nguồn cung ứng với nhu cầu thị trường như thể hiện như hình 2.4 bên dưới:

Hình 2.4 Mối liên kết trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng

•Cungcấpthông tin •Cungcấphàng hóa •Tham gia quy trình lựa

chọn nguồncungứng

•Đáp ứngtiêuchuẩn đề

ra

Nhà cung ứng

•Thiết lậpquy trìnhlựa chọn nhà cungứng gắn liền vớiyêu cầuriêngbiết

•Thu thậpthông tin vàbảng chào

•Đánhgiá, chọn lọcnhà cung ứng năng lựcphùhợp

Công ty thuê ngoài

•Yêucầutiêuchuẩn đánhgiá riêngbiệt

•Tiếp nhậnthông tin •Phân tích, đánhgiá •Lựa chọnnhà cung

ứng

Khách hàng

Chính vì vậy, sự hợp tác trong quy trình lựa chọn cung ứng có vai trò quan trọng tương đương với sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. Các nội dung liên quan

đến sự hợp tác trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng cũng là một phần trong chuỗi

cung ứng như mâu thuẫn trong hợp tác, nội dung và mức độ hợp tác.Do đó, tác giả tập trung phân tích tính mâu thuẫn, nội dung và mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng để khái quát chung cho quy trình lựa chọn nguồn cung ứng.

Do tính bất cập trong việc trao đổi thông tin cũng như doanh nghiệp xuất

khẩu chưa thực sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của công ty thuê ngoài, do đó

luôn tồn tại khó khăn, rào cản thậm chí mâu thuẫn giữa các bên trong quá trình hợp

tác với nhau, tương tự những mâu thuẫn trong chuỗi cung ứng. Togar và Sridharan [83] cho rằng mâu thuẫn trong chuỗi xuất phát từ nguyên nhân do các thành viên

không tin tưởng lẫn nhau, do khó khăn trong các quan hệ xảy ra trước và trong quá trình hợp tác. Rosenberg và Stern [77] định nghĩa mâu thuẫn xảy ra trong chuỗi là

do các hành động và các quyết định của một trong những thành viên chuỗi cản trở

quan hệ nhằm đạt mục đích riêng. Mô hình mâu thuẫn khép kín bao gồm các

nguyên nhân, mức độ và kết quả. Một số nguyên nhân gây ra một mức độ mâu thuẫn có thể đo lường được, mức độ mâu thuẫn lại ảnh hưởng đến kết quả thực

hiện. Lần lượt kết quả sẽ ảnh hưởng đến các nguyên nhân gây ra nguồn gốc mâu

thuẫn.

Stern và Heskett [dẫn theo 83, tr.16] đưa ra giả định tồn tại ba loại nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, đó là:

+ Mâu thuẫn về mục tiêu: do có sự khác nhau giữa mục tiêu và mục đích của

các thành viên trong chuỗi;

+ Mâu thuẫn về lĩnh vực: do có sự bất đồng vượt qua phạm vi về các quyết định và hành động;

+ Mâu thuẫn về nhận thức: do có sự khác nhau về nhận thức thực tiễn trong

việc liên kết để tạo ra các quyết định.

sự khác nhau về thái độ và cấu trúc. Gaski (1984) cho rằng do nguồn gốc quyền lực là cưỡng chế hay không cưỡng chế cũng ảnh hưởng lên sự bất đồng trong số các

thành viên của chuỗi. Một số nghiên cứu còn cho rằng một nguyên nhân bổ sung

thêm gây ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong chuỗi là do thụ động quản lý bởi

vì mỗi cá thể thành viên được đào tạo để làm việc như một thực thể riêng biệt.

Những minh chứng trên cho thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của sự hợp

tác trong chuỗi cung ứng nói chung hay trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng.

Hợp tác không chỉ giải quyết được làm thế nào các thành viên trong chuỗi chia sẻ

trách nhiệm và lợi ích thu được từ việc cải thiện lợi ích chung, mà còn cải thiện

dòng chảy giao tiếp thông tin và trao đổi kiến thức, giải quyết được tính kém linh

hoạt trong quản lý, làm cho quy trình hoạt động tổ chức hiệu quả hơn, từ đó giúp

sử dụng nguồn vốn xã hội hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác của các doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng của Công ty dịch vụ thuê ngoài tại Việt Nam trường hợp nghiên cứu Công ty Dragon Sourcing (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)