Trước khi triển khai quy trình tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp cho khách
hàng, hai bên sẽ thoả thuận và trao đổi thông tin về yêu cầu của sản phẩm và tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp. Quá trình này nhìn chung trải qua ba giai đoạn cơ bản
với sáu bước cụ thể như sau:
Giai đoạn cơ bản bao gồm: xây dựng chiến lược, giai đoạn tìm kiếm nhà cung
ứngvà giai đoạn Quản lý nguồn cung ứng (bảng 2.10). Ba giai đoạn trên được mô
tả khái quát theo sáu bước khái quát theo mô hình như hình 2.9. Mô hình này được
thực hiện:
+ Dựa trên nguyên tắc minh bạch và toàn diện, công khai
+ Thiết kế và triển khai đồng nhất và phù hợp cho từng loại hình sản phẩm
+ Nâng cao hiệu quả trong công tác mua sắm về chất lượng, chi phí và dịch vụ
Bảng 2.10 Quy trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty Dragon Sourcing
Phân tích danh mục đầu tư
Phân tích thị trường cung
ứng
Xác định danh mục hàng hoá tiềm năng có thể giảm chi phí
Xây dựng case study
Xác định kế hoạch thực hiện
Phân tích danh mục hàng
hoá
Phân tích thị trường cung
ứng
Xác định nhà cung cấp tiềm năng
Lựa chọn nhà cung ứng đạt
yêu cầu bằng việc triển khai quá trình Yêu cầu thông tin/yêu cầu chào giá
Quản lý quá trình đàm phán
Ký kết, thực hiện hợp đồng
Quản lý hoạt động thu
mua
Theo dõi sự chấp hành
và hoàn thiện các tiêu chuẩn của nhà sản xuất
Giám sát và duy trì
nguồn cung ứng
Quản lý hợp đồng, thanh
toán, chất lượng hàng hoá
Tiết kiệm chi phí cơ hội
ước tính Lập kế hoạch hành động chi tiết Thiết kế trường hợp cụ thể Đáp ứng mục tiêu đảm bảo chất lượng, giá cả và dịch vụ
Xây dựng kế hoạch chi tiết
Quản lý tìm nguồn cung
ứng, hậu cần, chức năng khác
Đề xuất giải pháp cải tiến quy trình thu mua và tiết kiệm chi phí
Hình 2.9 Khái quát quy trình tìm nguồn cung ứng cửa công ty Dragon Sourcing
Giai đoạn 1 Xây dựng chiến lược
Giai đoạn 2 Tìm nguồn cung ứng
Giai đoạn 3 Quản lý nguồn cung ứng
1.Phân tích nhu cầu 2.Phân tích nguồn cung 3.Phát triển chiến lược 4. Lựa chọn nhà cung cấp 5.Thực hiện hợp đồng 6.Quản trị
Các nguyên tắc hoạt động do một tổ chức thứ ba độc lập đánh giá và quản lý
nhằm đảm bảo tính khách quan và minh bạch trong suốt quá trình.
Tiêu chí lựa chọn: Nhà cung ứng sau khi được tuyển chọn sơ khảo qua quá
trình Yêu cầu thông tin và Yêu cầu chào giá, tất cả thông tin cung cấp được đánh giá theo thang điểm dựa trên năm tiêu chí cơ bản (phụ lục 9) :
+ Thông tin kinh doanh (20%): đánh giá về tình hình kinh doanh, doanh thu xuất
khẩu, lực lượng trình độ đội ngũ lao động, v.v
+ Năng lực sản xuất (20%): đánh giá năng lực sản xuất hàng tháng; khả năng đáp ứng chính xác yêu cầu sản xuất sản phẩm bao gồm nguyên vật liệu, bao bì, đóng gói; lưu trữ hàng tồn, quy trình sản xuất khép kín
+ Quản lý chất lượng (20%): đánh giá khả năng quản lý chất lượng của nhà máy thông qua các chứng nhận và chứng chỉ đạt được trong sản xuất và dùng cho sản
phẩm chuyên biệt
+ Kinh nghiệm xuất khẩu (20%): đánh giá kinh nghiệm thông qua thời gian hoạt động và thời gian trực tiếp xuất khẩu
+ Tuân thủ và hợp tác (20%): đánh giá mức độ hợp tác và tuân thủ thoả thuận bảo
mật giữa các bên trong quy trình lựa chọn nhà cung cấp
2.2.4 Thực trạng hợp tác của doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng tại công ty Dragon Sourcing thời gian qua
Theo quy trình lựa chọn nhà cung ứng được triển khai, sự hợp tác được điều
chỉnh bởi mối quan hệ giữa hai thành phần là công ty dịch vụ thuê ngoài Dragon Sourcing và các doanh nghiệp xuất khẩu. Khi tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp, công ty Dragon Sourcing là đại diện cho khách hàng, thu thập thông tin và đánh giá theo các tiêu chí, hạng mục mà hai bên thoả thuận trước đó. Nhà xuất
khẩu không giao dịch trực tiếp với khách hàng đến khi có kết quả đánh giá và quyết định cuối cùng từ khách hàng. Do đó, việc tham gia hợp tác trong suốt quá
trình tuyển chọn của công ty Dragon Sourcing đóng vai trò quan trọng, giúp nhà cung ứng tiềm năng nhất tiếp cận với khách hàng.
100% 60% 30% 20% 10% 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Nhận dạng Sàng lọc RFI RFQ Triển khai
Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp xuất khẩu khi được tiếp cận để tham gia
trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng, tỷ lệ tham gia từ khâu ban đầu của quy
trình là nhận dạng, sàng lọc đến giai đoạn quan trọng là Yêu cầu cung cấp thông tin
(Request for information) và Yêu cầu chào giá (Request for quotation- RFQ) giảm
dần và chỉ đạt 10% tỷ lệ doanh nghiệp xuất khẩu đáp ứng yêu cầu tham gia giai đoạn triển khai đơn hàng (Bảng 2.11 &2.12) với các nguyên nhân chủ yếu xuất
phát từ việc không quan tâm đến công ty dịch vụ sourcing, cảm thấy mất thời gian,
hoặc năng lực chưa đủ đáp ứng yêu cầu đề ra,v.v.
Bảng 2.11 Tỷ lệ tham gia của doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty Dragon Sourcing
Nguồn: Số liệu thống kê trong năm 2012-Công ty Dragon Sourcing
Bảng 2.12 Nguyên nhân từ chối tham gia của doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty Dragon Sourcing
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê trong năm 2010-2012-Công ty Dragon Sourcing
28% 22% 18% 13% 10% 9%
Không quan tâm công ty dịch vụ Mất thời gian
Quy trình phức tạp Không đáp ứng yêu cầu Năng lực sản xuất hạn chế Khác
Nhìn chung, sự hợp tác của các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia trong quy
trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty Dragon Sourcing còn lỏng lẻo, thiếu chặt
chẽ cũng xuất phát từ những vấn đề xoay quanh các nhân tố tín nhiệm, quyền lực,
tần suất, thuần thục và văn hóa, cụ thể như sau:
Xét về phía doanh nghiệp cung ứng xuất khẩu:
+ Thứ nhất, đa số các doanh nghiệp xuất khẩu chưa thực sự nhận thức đúng đắn về
công ty Dragon Sourcing, cho rằng công ty hoạt động theo hình thức thương mại,
mua bán trung gian và hưởng chênh lệch trên giá nên không dành sự quan tâm đúng mức do đó không cung cấp thông tin và chào giá nhiệt tình. Có doanh nghiệp đã từng tham gia cộng tác với nhiều công ty sourcing, do đó quen với
cách giao dịch nhưng vẫn thiếu thiện chí vì không phải luôn trở thành nhà cung
ứng được chọn lựa.
+ Một số doanh nghiệp xuất khẩu có thương hiệu nổi tiếng và năng lực sản xuất
lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, do đó khi tiếp cận với công
ty và buộc phải cung cấp đầy đủ thông tin với một quá trình kéo dài thực sự không thu hút được sự quan tâm và hợp tác để trở thành nhà cung cấp tiềm năng.
+ Những doanh nghiệp xuất khẩu cónăng lực sản xuất nhỏ, phát triển từ kinh tế gia đình, trình độ đội ngũ nhân lực trình độ còn thấp nên chưa tiếp cận và làm quen với các dạng thông tin và yêu cầu đặt ra trước đây, vì thế tâm lý e ngại và dè chừng khiến họ không muốn hợp tác nữa.
+ Một số doanh nghiệp nhỏ vốn chỉ gia công và xuất khẩu qua những công ty thương mại trung gian dù rất có thiện chí hợp tác tham gia vào trong quy trình yêu cầu thông tin nhằm có thêm cơ hội tiếp cận khách hàng thì lại không đáp ứng
những yêu cầu cơ bản nhất từ phía khách hàng, ví dụ như không có giấy phép
xuất khẩu, không tự chủ nguyên vật liệu, kinh nghiệm sản xuất thành phẩm chưa
có nhiều.
+ Đặc thù dịch vụ thuê ngoài công ty cung cấp cho khách hàng là tìm kiếm và lựa
chọn nhà cung ứng năng lực nhất phù hợp với các tiêu chí và yêu cầu đề ra. Do đó, việc trùng lắp ngành hàng, sản phẩm, yêu cầu của nhiều khách hàng tại các
thị trường khác nhau xảy ra thường xuyên. Sự trùng lắp dẫn đến số lần liên hệ
nhà cung cấp cũng nhiều hơn. Đó không phải là yếu tố thuận lợi khi nhà xuất
khẩu đã tham gia trong quy trình của công ty theo yêu cầu của khách hàng khác
không được lựa chọn cuối cùng. Thông tin của nhà sản xuất công ty vẫn lưu giữ làm cơ sở dữ liệu, nhưng mỗi sản phẩm sẽ khác nhau, đòi hỏi giá cả và yêu cầu
mua hàng cũng khác nhau. Nhà xuất khẩu sẽ không còn đủ sự quyết tâm để tiếp
tục cộng tác với công ty trong những lần sau nên công ty gặp khó khăn khi thuyết
phục nhà xuất khẩu tiếp tục hợp tác trong những dự án sau.
+ Về nguyên tắc, quy trình yêu cầu thông tin và yêu cầu chào giá là điều kiện tiên quyết để có thể đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng tiềm năng nhất cho khách hàng.
Nhưng quy trình đó không hẳn đã phù hợp cho mọi nhà xuất khẩu vì có thể bỏ
sót những nhà xuất khẩu thực sự tiềm năng, năng lực sản xuất đáp ứng tốt theo
yêu cầu của khách hàng. Quy trình rườm rà, đôi khi cứng nhắc làm nhà xuất khẩu
cảm thấy mất thời gian và không muốn hợp tác
+ Ngoài ra, một số thông tin yêu cầu nhà xuất khẩu không thể cung cấp được nhằm
bảo mậtthông tin cho khách hàng như: danh sách tên khách hàng lớn nhất, thông
tin sản phẩm xuất khẩu, v.v dẫn đến sự hợp tác bị hạn chế khá nhiều.
Tóm tắt chương 2
Nội dung chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về các nội dung liên quan đến đề
tài nghiên cứu, bao gồm thuê ngoài, quy trình thuê ngoài tìm nguồn cung ứng và nội dung và một số nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng nói
chung và quy trình lựa chọn nhà cung ứng nói riêng. Sau đó, tác giả giới thiệu
tổng quan về trường hợp nghiên cứu là công ty Dragon Sourcing và thực trạng hợp
tác của các doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng của
công ty không chặt chẽ và hiệu quả. Nhằm nghiên cứu các yếu tố tác động trực tiếp đến mối quan hệ hợp tác giữa hai bên, tác giả thiết kế nghiên cứu trong chương 3.
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Dựa vào các nội dung về mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu trình bày phần mở đầu, cơ sở lý thuyết chương 1, thực trạng hợp tác trong quy trình lựa
chọn nhà cung ứng của công ty Dragon Sourcing chương 2, làm cơ sở quan trọng đề xuất mô hình nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu chính thức được trình bày
trong chương 3.
3. 1 Thiết kế nghiên cứu
3.1.1 Qui trình nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính để khám phá và phát triển các thang đo lường (2) Nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo và kết luận về các giả
thuyết đã đưa ra.
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và kết quả các nghiên cứu liên quan
Mô hình đề xuất Nghiên cứu định tính Điều chỉnh mô hình và thang đo
Mô hình thang đo chính thức Nghiên cứu định lượng
Kiểm định thang đo, phân tích dữ liệu
Phân tích kết quả và đề xuất giải pháp, hạn chế nghiên cứu
3.1.2 Nghiên cứu định tính
Dựa theo cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 1 cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. Căn cứ vào phạm vi và tình hình thực tiễn, đề tài cần được nghiên cứu chuyên sâu, bổ sung và điều chỉnh phù hợp
với thực tiễn bằng phương pháp nghiên cứu định tính, được thực hiện trên 2 nhóm
đối tượng:
– Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của những chuyên gia có kinh nghiệm
nhiều năm về lĩnh vực tìm nguồn cung ứng-sourcing tại thị trường Việt nam, phụ
trách phòng xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh có nhiều kinh nghiệm trong quá
trình hợp tác với Dragon Sourcing và nhiều công ty thuê ngoài khác tại Việt Nam.
Nội dung phỏng vấn tập trung khám phá các biến quan sát ảnh hưởng đến sự hợp
tác giữa doanh nghiệp xuất khẩu và công ty Dragon Sourcing. Từ đó, tác giả tổng
hợp lại làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình và thiết kế bảng câu hỏi phù hợp. – Thảo luận tay đôi: phỏng vấn, trao đổi sơ bộ và thảo luận với khoảng 10 đại
diện của những doanh nghiệp xuất khẩu tại tp. Hồ Chí Minh từng tham dự vào quy trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty Dragon Sourcing, thông qua hình thức gặp
mặt trực tiếp hoặc điện thoại. Các phát biểu, đánh giá của đối tượng phỏng vấn sẽ
góp phần bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu nhất.
Nội dung phỏng vấn sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho giai đoạn nghiên cứu định lượng tiếp theo.
3.1.3 Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu chính thức được thực hiện nhằm kiểm định và nhận diện các
nhân tố thông qua các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến sự hợp tác trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng trên các địa
bàn nghiên cứu, thực hiện qua các giai đoạn:
Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi và kỹ thuật phỏng vấn các
được chọn chủ yếu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất).
Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy
Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thông qua phần mềm xử lý
SPSS 16.0, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo, qua đó loại bỏ các biến
quan sát không giải thích cho khái niệm nghiên cứu (không đạt độ tin cậy) đồng
thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các nhân tố (thành phần đo lường)
phù hợp làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
nghiên cứu, các nội dung phân tích và kiểm định tiếp theo.
Sau cùng, nghiên cứu dùng phương pháp phân tích hồi quy bội (RA) với
các quan hệ tuyến tính để kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự
hợp tác trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng của các công ty dịch vụ thuê ngoài tại Việt Nam.
3. 2 Xây dựng mô hình nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết trình bày về các nhân tố tác động đến sự hợp tác
trong quy trình tìm nguồn cung ứng và sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ của
tác giả Huỳnh Thu Sương, tác giả đề xuất xây dựng mô hình nghiên cứu dựa theo
tám nhân tố sự tín nhiệm, quyền lực, tần suất giao dịch, thuần thục, khoảng cách, văn hóa, chiến lược, chính sách.
Tuy nhiên, căn cứ vào tính thực tiễn của đề tài khi phân tích các yếu tố tác động đến sự hợp tác của doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình lựa chọn nhà cung cứng của công ty Dragon Sourcing, tác giả đề xuất mô hình năm nhân tố bao gồm
sự tín nhiệm, quyền lực, tần suất giao dịch, thuần thục, văn hóa, không bao gồm ba
nhân tố khoảng cách, chiến lược, chính sách. Điều này có thể được giải thích như
sau:
Nhân tố khoảng cách: tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu khi tham gia vào quy trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty Dragon Sourcing đều không phân biệt
khoảng cách địa lý. Tất cả thông tin và tài liệu trao đổi là giống nhau theo nguyên tắc công bằng và minh bạch trong một lộ trình thời gian nhất định. Do đó, tác giả